Bác Trần Thị Phúc cùng con trai – anh Võ Anh Kiệt nhận chiếc xe Mercedes C180 tại lễ trao giải chương trình “Chinh phục phái sinh – Rinh ngay xe Merc”.

Bác Trần Thị Phúc cùng con trai – anh Võ Anh Kiệt nhận chiếc xe Mercedes C180 tại lễ trao giải chương trình “Chinh phục phái sinh – Rinh ngay xe Merc”.

Tập đầu tư chứng khoán, người phụ nữ U70 bất ngờ rinh ngay xe Merc từ chương trình “Chinh phục phái sinh – Rinh ngay xe Merc”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Có mặt tại lễ trao giải “Chinh phục phái sinh - Rinh ngay xe Merc” của Công ty chứng khoán VPS, người phụ nữ U70 - Trần Thị Phúc cùng người đồng hành đã trở thành tâm điểm sự kiện khi là nhà đầu tư xuất sắc nhất của năm với giải thưởng 1 xe Mercedes C180 phiên bản 2020. Cùng tìm hiểu những điều thú vị đằng sau thành công của người phụ nữ này.

Vượt 1.700 km từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội cùng con trai để có mặt trong lễ trao giải, bà Trần Thị Phúc không giấu nổi sự hồi hộp trong lần đầu tiên ra Thủ đô.

Chia sẻ trực tiếp tại sự kiện, bà Phúc cho biết: “Tôi không nghĩ mình được giải, lúc công ty gọi điện thoại thông báo tôi định cúp máy vì không tin. Sau đó công ty đặt vé mời tôi ra đây. Đứng trên sân khấu ngày hôm nay, tôi quá hạnh phúc và bất ngờ”.

Điều gì khiến người phụ nữ U70 này dám thử sức với thị trường chứng khoán, đặc biệt là chứng khoán phái sinh - sân chơi mới chỉ đầy 3 năm tuổi và đang thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia. Đằng sau thành công lớn của nhà đầu tư này với mức lãi lên tới hơn 50 lần so với số vốn ban đầu, liệu có cả những may mắn?

Cùng trò chuyện với bà Phúc và con trai bà, anh Võ Anh Kiệt - người đồng hành cùng bà trong suốt quá trình đầu tư với cuộc phỏng vấn ngắn sau đây.

Xin chúc mừng bác và anh đã trở thành chủ nhân giải thưởng chiếc xe Merc C180 đời mới nhất của chương trình “Chinh phục phái sinh – Rinh ngay xe Merc”. Xin được hỏi bác và anh đã tham gia chương trình này từ bao giờ?

Anh Kiệt: Khi chương trình “Chinh phục phái sinh - Rinh ngay xe Merc” vừa ra mắt từ tháng 3/2020 thì tôi nói mẹ tham gia ngay và duy trì từ đó đến khi kết thúc chương trình. Còn đối với chứng khoán phái sinh, chắc chắn tôi sẽ tiếp tục duy trì việc đầu tư.

Tại sao bác và anh lại lựa chọn đầu tư vào chứng khoán phái sinh?

Bà Phúc: Tuy chưa hiểu biết sâu về thị trường nhưng tôi quan sát, học hỏi và cũng nắm được cơ bản. Con trai tôi là người tham gia đầu tư chứng khoán từ rất lâu, tôi thấy con trai đầu tư từ cổ phiếu rồi chuyển sang phái sinh. Tôi theo dõi thị trường thấy ổn, cách thức giao dịch đơn giản, mình chơi có lãi, rồi dần dần mình hiểu.

Anh Kiệt: Trước tiên là một nhà đầu tư, tôi lựa chọn phái sinh như một công cụ để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động đầu tư cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán cơ sở xảy ra những rủi ro như sụt giảm mạnh.

Một điểm mà tôi thấy chứng khoán phái sinh ưu việt hơn chứng khoán cơ sở là nhà đầu tư có thể kiếm lời khi thị trường giảm điểm mạnh. Ưu việt thứ hai là thời gian thanh toán của chứng khoán phái sinh là T0, có thể mua bán trong ngày được, còn chứng khoán cơ sở khi mình mua phải 3 ngày sau hàng mới về tài khoản và giao dịch được.

Đây cũng là điểm bất lợi lớn của chứng khoán cơ sở so với chứng khoán phái sinh. Vì những lý do đó tôi đã tìm hiểu về phái sinh và tham gia cho đến bây giờ.

Giao dịch nào mà bác và anh đánh giá là ấn tượng nhất của mình trong quá trình tham gia giải?

Anh Kiệt: Lần giao dịch có lãi nhất của mẹ con tôi là khi chỉ số Down Jones của Mỹ giảm đến 1.000 điểm trong phiên. Trong khi tôi để lệnh short (lệnh bán) qua đêm khoảng 100 hợp đồng nên tôi lời được gần 40 điểm.

Bà Phúc: Tôi không nhớ rõ giao dịch cụ thể nhưng từ khi đầu tư vào chứng khoán phái sinh, giai đoạn tôi thấy lãi được nhiều là từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2020. Khi đó thị trường diễn biến thuận lợi nên cũng đạt được những kết quả tốt hơn.

Số lượng hợp đồng bác và anh giao dịch mỗi ngày là bao nhiêu?

Anh Kiệt: Số lượng hợp đồng giao dịch hàng ngày của tôi cũng chỉ ở mức trung bình của thị trường. Cụ thể, hàng ngày để giao dịch linh hoạt, kiểm soát được rủi ro, mẹ con tôi tham gia khoảng 50 hợp đồng.

Trong quá trình đầu tư bác và anh đã bao giờ lỗ chưa?

Anh Kiệt: Chắc chắn rồi. Chuyện lỗ xảy ra là rất bình thường đối với nhà đầu tư nói chung và những nhà đầu tư chứng khoán phái sinh nói riêng.

Bà Phúc: Lỗ chứ, ngay tuần vừa rồi cũng lỗ mà. Nhưng tựu chung tính đến thời điểm này tôi vẫn có lãi và vẫn tiếp tục đầu tư.

Theo bác và anh đâu là điểm hấp dẫn nhất khi đầu tư chứng khoán phái sinh?

Anh Kiệt: Điểm hấp dẫn nhất khi đầu tư chứng khoán phái sinh là đòn bẩy cao, ưu điểm của đòn bẩy cao là có thể giúp mình kiếm lời nhanh chóng, nhưng nhược điểm là cũng có thể làm mình bị thua lỗ nhanh chóng. Vì thế, phải biết sử dụng đòn bẩy sao cho phù hợp trong từng giai đoạn.

Bà Phúc: Với tôi, tôi cảm thấy dễ tiếp cận, mình có thể học để đầu tư được, mình có thể kiếm tiền được từ chứng khoán phái sinh ngay cả khi thị trường cơ sở đi xuống. Vì thế tôi vẫn sẽ tiếp tục đầu tư.

Nếu dùng một từ để mô tả chứng khoán phái sinh, bác và anh thấy từ nào miêu tả chính xác nhất?

Anh Kiệt: Ngon ăn! Nếu không “ngon” mình đầu tư làm gì (cười). Còn mình “ăn” có thấy “ngon” hay không thì còn tùy bữa, tùy phong độ và tùy nhận định của mình, môn gì cũng vậy. Nấu ăn còn có bữa này bữa kia, nói chi là làm tài chính nó phức tạp vậy.

Muốn biết ăn có ngon hay không thì phải trải nghiệm trước, thấy dễ ăn thì ăn tiếp, không dễ thì mình dừng lại xem có muốn ăn tiếp không. Nếu thấy khó quá thì chuyển qua chứng khoán cơ sở một thời gian.

Bác và anh có đầu tư cổ phiếu không?

Bà Phúc: Con trai tôi có tham gia đầu tư cổ phiếu, nó đầu tư cổ phiếu trước phái sinh từ lâu lắm rồi. Còn tôi chỉ đầu tư chứng khoán phái sinh thôi.

Xin phép hỏi riêng anh Kiệt, đến giờ anh vẫn duy trì đầu tư trên thị trường chứng khoán cơ sở chứ?

Anh Kiệt: Tôi đầu tư cổ phiếu từ chục năm rồi. Lần đầu mở tài khoản chứng khoán cũng là mở tại Công ty VPS - phòng giao dịch 129 Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP. HCM. Thời đó, tôi còn cầm cái điện thoại trắng đen, chưa có smartphone cảm ứng. Để giao dịch chứng khoán phải đi xe bus từ nhà đến phòng giao dịch, chứ không có dễ dàng và thuận lợi như bây giờ đâu.

Bà Trần Thị Phúc và con trai luôn đồng hành cùng nhau khi tham gia kênh đầu tư mới mẻ - chứng khoán phái sinh.
Bà Trần Thị Phúc và con trai luôn đồng hành cùng nhau khi tham gia kênh đầu tư mới mẻ - chứng khoán phái sinh.

Nếu có một ngân sách đầu tư thì bác và anh sẽ dành bao nhiêu phần trăm cho cổ phiếu, bao nhiêu phần trăm cho phái sinh?

Anh Kiệt: Ở thị trường hiện tại tôi sẽ dành cho phái sinh 70% và 30% cơ sở. Nếu sau này thị trường về lại 600 – 700 điểm thì dành 70% cho cơ sở và 30% cho phái sinh. Thị trường lên thì cứ mua cổ phiếu trên thị trường cơ sở để đó sẽ có lời, không tốn phí gì cả.

Lời cuối cùng bác và anh có muốn chia sẻ gì với những người mới tham gia chứng khoán phái sinh không?

Bác Phúc: Cả tôi và con trai đều nghĩ những người chuẩn bị tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh nói chung và những người đã có kinh nghiệm nói riêng nên biết đặt ra mức độ lời, lỗ của riêng mình, không nên quá tham lam cũng như quá sợ hãi để dẫn đến việc mất phương hướng trong việc phán đoán cũng như ra quyết định.

Rất cảm ơn bác và anh về buổi trò chuyện thú vị này.

Tin bài liên quan