Tái cấu trúc là mệnh lệnh của sự phát triển

Tái cấu trúc là mệnh lệnh của sự phát triển

Chấp nhận chia tay với những gì đã cũ và coi đó là thất bại để đối mới. Tái cấu trúc - đã đến lúc hành động mạnh mẽ và có hiệu quả.

Đó là ý kiến chung của các học giả, chuyên gia trong buổi hội thảo CEO Summit do Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá (VNR) phối hợp với báo VietNamNet tổ chức sáng nay (2/8) tại Hà Nội với chủ đề: "Tái cấu trúc doanh nghiệp - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

 

Tham dự hội thảo có ông Raymond Mallon, tư vấn cao cấp, chương trình Tư vấn hậu gia nhập WTO tại Việt Nam; GS Douglas Coulter, Đại học kinh doanh Harvard Hoa Kỳ; TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam; ông Phạm Hồng Hải, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối ngân hàng và thị trường toàn cầu HSBC; bà Đào Thiên Hương, Phó Giám đốc phụ trách khối tư vấn, PWC Việt Nam, ông Lê Kinh Luân, chuyên gia tư vấn cao cấp Towers Watson.

 

Tại hội thảo, GS Douglas Coulter đã đặt ra câu hỏi ấn tượng: trong việc tái cấu trúc, bạn chỉ quan tâm tới tạo ra giá trị cho cổ đông; hay tới tạp ra giá trị cho các nhóm lợi ích: cho lao động, xã hội, ngân hàng hay các đối tượng khác?

 

Ông đã đưa ra hai bài học về tái cấu trúc thụ động và chủ động. Bài học từ công ty Kugelfischer là tái cấu trúc khách quan. Công ty đã ôm một khoản nợ lớn do mua quá nhiều nhà máy, bị coi như con nợ khó đòi của các ngân hàng. Trước tình hình đó, các CEO đã đưa ra các giải pháp theo hướng khá cực đoan, như tập trung tạo giá trị cho cổ đông, dừng các hạng mục đầu tư ngoài ngành, cắt giảm một nửa nhân sự và buộc các cổ đông sáng lập từ bỏ quyền quản trị của họ.

 

Tái cấu trúc là mệnh lệnh của sự phát triển ảnh 1GS Douglas Coulter và các diễn giả tham gia phiên thảo luận sáng 2/8.

 

Ngược lại, công ty SKF - Thụy Điển đã chủ động tái cấu trúc bằng cách đưa ra quyết định phải tái cấu trúc doanh nghiệp. Họ đã chia rõ 3 nhiệm vụ chính: sản xuất sản phẩm chính - vòng bi - với quy mô lớn, chú trọng dịch vụ sau bán hàng và khác biệt hoá sản phẩm. Phản ứng của CEO đó là lựa chọn những người có cùng quan điểm, trao quyền lực cho họ và buộc phải tiến hành thay đổi.

 

Giáo sư Douglas cũng đưa ra 6 bước định hướng tái cấu trúc doanh nghiệp, đó là: đưa ra quyết định tái cấu trúc, xác định đối tượng cần tái cấu trúc, xây dựng cấu trúc tổng thể dựa trên giá trị các nguồn lực, xác định mức độ thẩm quyền của người ra quyết định cần, điều chỉnh hợp lý các thành phần trong hệ thống tổ chức có liên quan tới việc đưa ra quyết định, hỗ trợ quản lí và phát huy kĩ năng và hành vi cần thiết.

 

Nói về tái cấu trúc, TS Lê Đăng Doanh cho rằng hãy nhìn đến con rắn, con rắn không lột xác sẽ chết. Vì thế, tái cấu trúc là mệnh lệnh của sự phát triển. Học tập kinh nghiệp công cuộc đổi mới, các cơ sở doanh ngh và chuyên gia cần phản ảnh đúng thực chất của sự phát triển, lãnh đạo lắng nghe nhìn thẳng vào sự thật có quyết tâm đổi mới.

 

Tình hình các doanh nghiệp hiện nay, ông Doanh cho rằng các doanh nghiệp còn mải chạy theo đầu tư bất động sản, vì từ năm 2000 đến 2010 đầu tư vào lĩnh vực này tăng gấp 10 lần, trong khi GDP tăng có 2,9 lần, như vậy siêu lợi nhuận đã chảy vào túi một số người.

 

Do vậy, cần thay đổi cơ chế, đặc biệt với khối doanh nghiệp nhà nước trong việc công khai minh bạch, giám sát độc lập, buộc các DN này phải từng bước cổ phần hoá. Công cuộc tới đây là cải cách, đổi mới sâu rộng. Đó là cải cách thể chế, động lực, chính sách luật pháp, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ Quốc hội và người dân. Cần doanh nghiệp nhà nước hoạt động lành mạnh chứ không phải vì lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kì.

 

Ông Doanh cũng nhấn mạnh cuộc sống mạnh hơn mọi lí thuyết. Đã đến lúc hành động mạnh mẽ và có hiệu quả. Công cuộc tái cấu trúc được toàn dân ủng hộ. Và nó càng đòi hỏi mạnh lên vì đang chịu sức ép rất lớn từ các nước láng giềng nên dân tộc Việt Nam , kinh tế Việt Nam mạnh lên và lãnh đạo Việt Nam phải có quyết tâm đổi mới.

 

Tình trạng các doanh nghiệp hiện nay hầu như chỗ yếu nhất của mình là không có vốn, dựa quá nhiều vào tín dụng ngân hàng. Do vậy, họ cần tập trung đổi mới khoa học công nghệ chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

 

Bên cạnh đó, Bà Đào Thiên Hương - Phó Giám đốc phụ trách khối tư vấn, PWC Việt Nam bổ sung thêm tầm nhìn chiến lược cho việc tái cấu trúc cần có sự cam kết, bổ sung thêm chính sách thưởng phạt nghiêm minh trong quá trình tái cấu trúc, thay đổi thói quen làm việc cũ, tiến tới cách thức làm việc mới hơn.

 

Hội thảo tiếp tục diễn ra trong chiều nay với nhiều bài học bổ ích cho các doanh nghiệp Việt Nam .