Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần mới (6/5), VN-Index mất 16,17điểm (-1,66%), xuống 957,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 133,5 triệu đơn vị, giá trị 2.779,3 tỷ đồng.
Không chỉ chứng khoán Việt Nam, thị trường chứng khoán châu Á cũng chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch đầu tuần mới xuất phát từ thông tin bất lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Như vậy, thị trường đã có 3 phiên giảm điểm liên tiếp kể từ đầu tháng 5. Liệu câu nói kinh điển Sell in May có ứng nghiệm?
Về mặt kỹ thuật, ngay khi mở cửa, VN-Index đã tạo Gap xuống hơn 10 điểm cho thấy rất nhiều nhà đầu tư đã bán không cần phải suy nghĩ. Diễn biến phiên sáng 6/5 cho thấy, nhà đầu tư gần như không quan tâm tới chất lượng hàng mình đang năm, hay giá bán, mà đưa ra quyết định dựa vào việc cổ phiếu của mình có bị bán ATO nhiều hay không. Điều này phản ảnh tâm lý cực yếu của nhà đầu tư, hành động theo tâm lý đám đông.
VN-Index đã xuyên thủng khá dễ dàng điểm thấp nhất 2 tháng (3, 4) tại 959,33 điểm (thiết lập ngày 22/4/2019), khiến những nhà đầu tư đang có ý định bắt đáy cũng chùn tay.
Tuy nhiên, khu vực 950 - 955 là khu vực hỗ trợ rất mạnh của VN-Index ở cả chart Weekly và Daily. Cả khu vực này hội tụ nhiều hỗ trợ động rất mạnh gồm các đường MA200, 100, 150 cộng với mức fibonacci Retracement 38.2% (chu kỳ từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất năm 2019) tạo chút níu kéo và hy vọng.
Nhóm chỉ báo dao động như Bollinger Band, ATR cho tín hiệu xấu. Dải BB Low đang có xu hướng mở ra về phía dưới, mặt khác giá đang bám dải BBlow cho tín hiệu đi xuống bền vững… Chỉ báo ATR đang quay ngược lên cho thấy độ mạnh của biến động giá phiên 6/5 là rất mạnh
Nhóm chỉ báo xung lượng như MACD, RSI: Áp lực bán theo chỉ báo MACD rõ ràng đang mạnh lên sau 2 phiên đầu tháng 5. Cộng với đường MACD đang ngày càng rời xa đường signal cũng cho xác suất xuống nữa là rất cao.
Đường RSI đã rơi khỏi mốc line 40 hướng về line 30 đẩy rất nhiều nhà đầu tư đang cầm tiền đến suy nghĩ chắc chắn còn mua được rẻ nữa, chẳng có lý do gì phải vội lúc này…
Đồ thị phân tích kỹ thuật VN-Index
Hiện là đầu tháng 5, là thời gian khoảng trống thông tin trong nước. Nếu trong phiên tối 6/5, Down Jones phản ứng tiêu cực với chiến tranh thương mại, nhiều khả năng ngày 7/5, VN-Index lại lao dốc. Nếu đúng như vậy, quy trình giải chấp lại chuẩn bị được kích hoạt và áp lực bán lại dai dẳng có lẽ đến hết tuần, qua cả ngày định mệnh 10/5/2019. Mục tiêu hướng tới trong ngắn hạn của VN-Index với kịch bản tồi tệ này tầm 937 điểm. Ngược lại, với kịch bản tốt nhất lúc này là ngày 7/5, VN-Index “cầm máu” và dao động trong vùng 95x.
Tùy từng kịch bản nhà đầu tư lên chốt lời nhanh nhất có thể với các vị thế lãi. Nếu mở vị thế mới chỉ dùng tiền mặt, hãy áp dụng tiêu chuẩn Kelly vào quản lý tài sản. Ngoài dệt may (TCM, TNG), ANV của dòng thủy sản, thì PLX và PNJ là 2 cổ phiếu đáng quan sát nhất lúc này… Cả 2 đều có báo cáo quý tốt và quan trọng nhất là ngày 6/5 giảm khá nhẹ nhàng. PLX chưa rơi khỏi đường xu hướng chính, dải BB đang co thắt lại. Áp lực bán là có (MACD), nhưng đường A/D chưa giảm. PLX cũng chưa xuyên thủng qua chỉ báo trend Parabolic Sar. Để chắc ăn hơn có thể kiên nhẫn mua trong phiên ATC nếu PLX đóng cửa trên đường MA20 tầm 61.3.
Đồ thị phân tích kỹ thuật giá cổ phiếu PLX và PNJ.
Còn PNJ, nhiều khả năng phiên 6/5 là phiên rũ hàng, chỉ báo A/D rất tốt, BB đang nở ra, MA20 vẫn dốc lên về phía phải của màn hình charrt. Nếu phiên hôm nay ( 7/5), giá bám sát giải BB upper (không lên quá mạnh) thì có thể vào hàng…
Điều may mắn là Dow Jones sau khi lao dốc đầu phiên đã hồi phục và chỉ còn mức giảm nhẹ khi chốt phiên tối 6/5, nên hy vọng kịch bản tồi tệ sẽ không xảy ra với VN-Index trong phiên 7/5.