Ảnh: Lê Toàn

Ảnh: Lê Toàn

Sóng lớn cuối năm

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Rủi ro ảnh hưởng từ cuộc bầu Tổng thống Mỹ tạm thời được bỏ qua, thị trường chứng khoán đã phá vỡ xu hướng đi ngang.

Triển vọng tích cực trong trung và dài hạn

Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc SSI Research cho biết, dựa trên phạm vi nghiên cứu của SSI Research cho năm 2020 và 2021, ước tính lợi nhuận trung bình của các công ty niêm yết (đại diện 87% vốn hóa) trong năm 2020 có thể giảm 18,8% so với năm 2019. Mặc dù vậy, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ phục hồi 22,4% vào năm 2021 - gần về̀ mức của năm 2019.

Theo cập nhật dự báo của SSI vào ngày 6/11/2020, thị trường đang giao dịch ở mức P/E 2020 và 2021 lần lượt là 17,49 lần và 14,3 lầ̀n. Điề̀u này cho thấy thị trường đang phản ánh kỳ vọng vào sự phục hồi trong năm 2021 khi mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực trên nền thấp của 2020 giúp định giá thị trường về một mức hấp dẫn.

Sau tháng 10 biến động, bước sang tháng 11, đà tăng của các chỉ số chậm lại do thị trường đã phản ánh quá nhanh những kỳ vọng về phục hồi. Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã rõ ràng với phần thắng áp đảo nghiêng về phía ứng viên của Đảng Dân chủ Joe Biden nhưng đương kim Tổng thống Donald Trump đang đe dọa kiện lên tòa án tối cao với cáo buộc gian lận phiếu bầu và cuộc chiến giành ghế đa số tại Thượng viện của hai Đảng vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, phản ứng tích cực của thị trường tài chính toàn cầu cho thấy yếu tố rủi ro liên quan đến bầu cử Mỹ đã không còn quá lớn. Rủi ro lớn nhất với thị trường tài chính hiện tại là diễn biến đại dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, nhất là trong bối cảnh mùa đông đang đến gần cũng đang được xoa dịu bởi thông tin kết quả sơ khởi thử nghiệm vắc-xin Covid-19 từ Pfizer/Biotech cho hiệu quả hơn 90%.

Mặc dù thị trường đã có mức tăng nhanh trong thời gian ngắn, SSI nhấn mạnh lại môi trường lãi suất thấ́p và điểm sáng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tác động tích cực đến thị trường trong trung và dài hạn. Kỳ vọng này cũng được củng cố qua diễn biế́n dòng vốn đầu tư và các chỉ tiêu vĩ mô của Việt Nam trong tháng 10 như sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và đầu tư công... Bên cạnh đó là tín hiệu tích cực từ FDI so với các tháng trước.

Về mặt kỹ thuật, VN-Index đang dần thoát khỏi xu hướng đi ngang sau khi giai đoạn tích lũy để cân bằng cung - cầu. Chỉ số đang được hỗ̃ trợ mạnh ở vùng 900 - 906 điể̉m và kỳ vọng sẽ phục hồi lại đà tăng hướng lên vùng kháng cự 970 - 990 điểm.

Cơ hội đầu tư cuối năm

Với lựa chọn đầu tư trong tháng, SSI chú ý nhiều hơn đến yếu tố định giá và động lực tăng trưởng kinh doanh từ năm 2021. Bên cạnh đó, một số nhân tố tác động tích cực đến giá cổ phiếu trong 2 tháng cuối năm như cổ tức, chuyển sàn... hay kết quả kinh doanh có tín hiệu cho thấy sự xoay chiều đáng kể trong quý IV/2020 cũng được ưu tiên lựa chọn. HPG, ACB, CTG, ACV, FPT, MWG, VHC, SZC, DXG và VHM là 10 cổ phiế́u sẽ thể hiện được các tiêu chí trên.

Bà Nguyễn Thị Ngân Tuyền, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu Phân tích, Khối Khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng đánh giá, thanh khoản tăng mạnh và thông tin nâng tỷ trọng trong MSCI là điều thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trong những tháng cuối năm 2020. Việc ông Joe Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ, theo quan điểm của MBKE, cũng sẽ thuận lợi cho Việt Nam trong trung hạn. Các nhà đầu tư đã tăng tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số VN-Index vượt qua 900 điểm vài tháng trước. Vùng kháng cự bây giờ trở thành mức 1.000 điểm, thậm chí 1.200 điểm. Tuy nhiên, giá cổ phiếu đang được phản ánh đúng trên thị trường và nhu cầu chốt lời ngày càng tăng. Do đó, mặc dù kỳ vọng xu hướng tăng sẽ tiếp tục, nhưng có thể điều chỉnh trong ngắn hạn.

Theo bà Tuyền, thanh khoản do F0 (các nhà đầu tư mới) đã thúc đẩy thị trường chứng khoán kể từ khi Covid-19 bùng phát và có khả năng thanh khoản sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Điều này đã từng xảy ra trong năm 2009 và 2018, giúp thị trường đạt trên 1.000 điểm (tương ứng định giá khoảng P/E 20 lần). VN-Index hiện đang giao dịch ở mức P/E 17 lần là mức hợp lý nhưng nếu lịch sử lặp lại định giá 20 lần thì VN-Index phải ở mức 1.200 điểm.

Tháng 11 thường là một giai đoạn khá trầm lắng của thị trường bởi các nhà đầu tư sẽ xem xét lại tỷ lệ lãi/lỗ, lợi nhuận và điều chỉnh danh mục của họ một cách cẩn trọng cho năm tiếp theo. Tuy nhiên, diễn biến này có thể sẽ thay đổi trong năm nay do tác động từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và việc xem xét lại tỷ trọng của Việt Nam trong MSCI FM. Quan điểm của MBKE nghiêng về thận trọng trong tháng 11 này và khuyến nghị các nhà đầu tư nên chuyển sang những mã vốn hóa lớn, với các yếu tố cơ bản tốt và các cổ phiếu có trong danh mục MSCI xem xét nâng tỷ trọng hoặc những cổ phiếu có câu chuyện riêng. Giao dịch theo biên độ sẽ tiếp tục là chiến lược ưa thích của các nhà đầu tư. 5 cổ phiếu lựa chọn hàng đầu cho tháng 11/2020, theo MBKE, là VNM, VHM, VRE, VCB và ACB.

Cụ thể hơn, ACB có triển vọng thu nhập tăng trưởng một cách ổn định với lợi ích tiềm năng đặc biệt từ thỏa thuận bán chéo bảo hiểm và từ việc niêm yết trên sàn HOSE sẽ là động lực cho sự định giá của ACB. MBKE mong đợi rằng ACB có thể quay trở về mức định giá P/BV (tỷ lệ thị giá trên giá trị sổ sách của cổ phiếu) là 1,8 lần trong năm 2021. Ngoài ra, nếu ACB được niêm yết trong nửa đầu tháng 12/2020, theo đánh giá giữa năm của các quỹ ETF lớn, ACB sẽ đáp ứng điều kiện đủ 6 tháng niêm yết trên HOSE để đưa vào tất cả các quỹ ETF.

VN-Index hiện đang giao dịch ở mức P/E 17 lần là mức hợp lý. Nếu lịch sử lặp lại định giá 20 lần thì VN-Index phải ở mức 1.200 điểm

Bà Nguyễn Thị Ngân Tuyền, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu Phân tích, Khối Khách hàng cá nhân, MBKE

Với VCB, đây sẽ là một trong những cổ phiếu có vốn hóa lớn được hưởng lợi từ tỷ trọng cao hơn của Việt Nam trong các chỉ số MSCI FM. Cổ tức bằng cổ phiếu (lên đến 31%, có khả năng được thông báo trong quý I/2021) sẽ hấp dẫn nhà đầu tư cá nhân trong nước.

VHM là nhà phát triển bất động sản tốt nhất trong ngành về nhiều khía cạnh với quỹ đất gấp 20 lần so với những đối thủ cạnh tranh, năng lực pháp lý đáng tin cậy nhất. Định giá hấp dẫn với P/E khoảng 13 lần so với trung bình 15 lần đối với các công ty cùng ngành trong nước và 14 lần đối với các công ty cùng ngành trong khu vực, trong khi tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 48% và tỷ suát sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là 16% cũng dẫn đầu ngành khi so sánh với trung bình của các công ty cùng ngành lần lượt là 13% và xấp xỉ 5%.

Cùng họ Vingroup, VRE cũng đang có mức định giá không cao vì VRE giao dịch ở mức P/E khoảng 17 lần năm 2021, thấp hơn 1 độ lệch chuẩn so với trung bình 2 năm.

Còn VNM, động lực quan trọng nhất đối với cổ phiếu này trong quý IV/2020 là gia tăng tỷ trọng trong rổ cổ phiếu MSCI Frontier Markets Index. Bên cạnh đó, vị trí dẫn đầu ngành của Công ty vẫn vững chắc, đặc biệt là sau thương vụ mua lại Sữa Mộc Châu và kinh doanh ổn định với tăng trưởng lợi nhuận xấp xỉ 8% trong năm 2020.

Bà Nguyễn Thị Phương Lam, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, hiện tại là thời điểm phù hợp để nhà đầu tư bắt đầu sàng lọc và tích lũy những cổ phiếu/nhóm ngành có điểm rơi lợi nhuận trong quý IV/2020 cũng như có triển vọng tích cực hơn trong năm 2021.

Trong ngắn hạn, Rồng Việt đánh giá cơ hội vẫn hiện hữu, nhưng sẽ bị giới hạn ở một nhóm nhỏ cổ phiếu có “câu chuyện” riêng. Cân nhắc giữa các yếu tố trên, Rồng Việt cho rằng, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán lẻ, bất động sản, ngân hàng có thể̉ dẫn dắt sự lạc quan của thị trường trong tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Theo đó, trong tháng này, nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng sang các cổ phiếu MWG, DIG, TCB, MBB, ACV, VPB, DXG, TCM, STK…

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Nghiên cứu Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhìn nhận, xu hướng tăng trung hạn có thể duy trì trong tháng 11/2020 và chỉ số VN-Index có thể sẽ hướng về mức 991,5 điểm. Trong đó, nhóm ngành được ông Minh quan tâm trong tháng 11 là chứng khoán – với thanh khoản thị trường dự báo vẫn duy trì mức cao và xu hướng tăng vẫn duy trì – là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty chứng khoán, tập trung các mảng chính như môi giới, cho vay margin và tự doanh. Các cổ phiếu nhóm này có thể quan tâm là VCI, SHS và VND.

Ngoài ra, ông Minh cũng khuyến nghị nhà đầu tư quan tâm tới nhóm ngân hàng (ACB, CTG, STB, HDB); sản xuất thực phẩm (VNM, GTN, KDC); vật liệu xây dựng (HPG, HSG) và vận tải (VSC, TCL, HAH, DXP, PVT, GMD).

Tin bài liên quan