Công nhân Công ty Gia Long-TP HCM đang gia công hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Ảnh: Lê Toàn

Công nhân Công ty Gia Long-TP HCM đang gia công hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Ảnh: Lê Toàn

Doanh nghiệp Việt Nam đứng thứ 3 về mức độ ưu tiên đầu tư vào công nghệ trong ASEAN

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN đang dựa vào công nghệ để khắc phục những ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh của mình. 

Doanh nghiệp Việt Nam đứng thứ 3 về mức độ ưu tiên đầu tư vào công nghệ

Công nghệ được ưu tiên đầu tư cao nhất trong năm 2020 bởi với hai phần ba (64%) các doanh nghiệp nhỏ, bao gồm cả các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về vốn.

Đây là kết quả của cuộc khảo sát 1.000 doanh nghiệp nhỏ với doanh thu hàng năm từ 20 triệu đôla trở xuống, vào thời điểm trước và sau dịch COVID-19, tức quý III/2019 và tháng 5/2020 trong ASEAN do Ngân hàng UOB và các tổ chức Accenture và Dun & Bradstreet thực hiện.

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu cách thức các doanh nghiệp nhỏ thích ứng với môi trường kinh doanh đang biến động vì dịch bện thuộc 5 thị trường trọng điểm của ASEAN là Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Trong ASEAN, Thái Lan có tỷ lệ doanh nghiệp ưu tiên đầu tư công nghệ cao nhất (71%), theo sau là Indonesia (65%), Việt Nam (63%), Singapore (60%) và Malaysia (59%). 

Khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN đang nỗ lực đầu tư vào công nghệ ngay cả khi doanh thu giảm sút.

Mặc dù có tới 88% doanh nghiệp buộc phải giảm kỳ vọng doanh thu trong năm 2020, nhưng gần một nửa (44%) vẫn tăng ngân sách cho đầu tư cho công nghệ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhỏ có tầm nhìn vượt qua những khó khăn hiện tại và sẵn sàng áp dụng công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ông Lawrence Loh, Giám đốc Ngân hàng bán lẻ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng UOB cho biết: “Những ảnh hưởng chưa từng có về kinh tế, kinh doanh và xã hội của dịch COVID-19 nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của công nghệ đối với rất nhiều doanh nghiệp trong khu vực. Phải đối mặt với gián đoạn việc kinh doanh vì COVID-19, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra công nghệ có thể tạo ra sự khác biệt với họ.

Dù là đang điều chỉnh mô hình kinh doanh hay chuyển đổi toàn bộ việc kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ vẫn đang phải thích ứng với những thay đổi từ đại dịch bằng cách chuyển hướng sang công nghệ nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cũng như nội lực trong dài hạn”.

Doanh nghiệp Việt Nam đứng thứ 3 về mức độ ưu tiên đầu tư vào công nghệ trong ASEAN ảnh 1

Tính theo ngành, 50% các doanh nghiệp nhỏ ngành thực phẩm - đồ uống (F&B), công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe và 48% trong lĩnh vực xây dựng, 46% trong thương mại bán lẻ cho biết họ muốn đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ.

Ngoài công nghệ, các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN cũng muốn đầu tư vào việc phát triển kỹ năng cho nhân viên (51%), mua máy móc và thiết bị (40%). Việc đầu tư mua sắm các phương tiện xe cộ có mức ưu tiên thấp nhất (18%).

Công nghệ giúp các doanh nghiệp nhỏ quản lý dòng tiền và chi phí

Khi các công ty nhỏ trong ASEAN nắm bắt công nghệ như một cách thức để đảm bảo mô hình kinh doanh bền vững trong dài hạn, họ nhận ra rằng công nghệ cũng có thể giúp quản lý hiệu quả hơn các dòng tiền. Tám trong mười (81%) các doanh nghiệp ưa chuộng việc sử dụng các ứng dụng số để quản lý tài chính.

Ví dụ, các giải pháp số như UOB BizSmart cho phép các doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử để quản lý tài khoản phải thu nhanh chóng theo nghiên cứu của Cục dự trữ liên bang Mỹ tại Minneapolis năm 2017 được trích dẫn bởi Bộ Thông tin truyền thông Singapore về việc 92% các hóa đơn điện tử được thanh toán đúng thời điểm so với 45% hóa đơn giấy.

Báo cáo nghiên cứu nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN hiểu được cách thức chuyển đổi mô hinh kinh doanh để thích ứng với thay đổi cũng như đón đầu cơ hội tăng trưởng dài hạn trong khu vực.

Ông Divyesh Vithlani, người lãnh đạo hoạt động thực hành tài chính của tổ chức nghiên cứu Accenture khu vực Đông Nam Á cho biết: “Khi các doanh nghiệp nhỏ chuẩn bị mở cửa trở lại sau thời gian khó khăn, việc tập trung vào công nghệ sẽ gia tăng khi họ hướng tới việc hồi sinh doanh nghiệp để đảm bảo sức cạnh tranh và sự bền bỉ trong dài hạn.

Doanh nghiệp nhỏ tập trung vào chuyển đổi số để trở nên linh hoạt và cập nhật sẽ nhận được kết quả nhanh chóng. Các khoản đầu tư vào công nghệ là thiết yếu vì doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế quốc gia trong khu vực cũng như là đầu tàu tăng trưởng, vì vậy việc phục hồi của doanh nghiệp vừa và nhỏ sau COVID-19 sẽ là điều kiện cơ bản để các nền kinh tế trong ASEAN nhanh chóng phục hồi.

Doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN cũng đang nới lỏng áp lực nguồn vốn thông qua việc tìm kiếm các chính sách chậm trả nợ (75%), và tái thương lượng các điều khoản trong các hợp đồng với nhà cung cấp và bên cho thuê nhà (75%).

Doanh nghiệp nhỏ cũng tăng vốn lưu động thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính trong dịp dịch COVID-19 (73%). Một ví dụ của chương trình hỗ trợ tài chính là tháng 4/2020 Ngân hàng UOB đã công bố cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Singapore khoản vay duyệt trước lên tới 200.000 đôla để giảm thiểu nỗi lo thanh khoản dài hạn của các khách hàng-doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Bà Audrey Chia, Tổng giám đốc tổ chức Dun & Bradstreet Singapore cho biết: “Bất chấp những bất ổn do dịch COVID-19, triển vọng tăng trưởng dài hạn của ASEAN vẫn còn khi nói tới nhân khẩu và sức tiêu thụ trong khu vực.

Trong khi các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN đang đối mặt với thách thức từ dịch bệnh, chúng ta có thể thấy rằng họ đang đi từng bước thực tế để tăng sức chống chọi của doanh nghiệp, chuẩn bị cho tương lai. Những doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh trong dài hạn, thậm chí sau COVID-19, chắc chắn sẽ vượt qua khó khăn hiện tại và tự tạo ra các cơ hội kinh doanh mới”.

Tin bài liên quan