9 tháng đầu năm 2018, SBV ghi nhận doanh thu 291 tỷ đồng, giảm 14,9%; lợi nhuận sau thuế 41,9 tỷ đồng, giảm 47,9% so với cùng kỳ năm 2017.

9 tháng đầu năm 2018, SBV ghi nhận doanh thu 291 tỷ đồng, giảm 14,9%; lợi nhuận sau thuế 41,9 tỷ đồng, giảm 47,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Siam Brothers Việt Nam (SBV): Bất ngờ dừng nhịp tăng trưởng

(ĐTCK) Phiên 7/11, cổ phiếu SBV của Công ty cổ phần Siam Brothers Việt Nam giảm giá sàn, đóng cửa tại 18.000 đồng/cổ phiếu, giảm 25% sau 5 phiên.

Giá cổ phiếu SBV lao dốc sau khi Công ty công bố kết quả kinh doanh quý III/2018 với doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. 

Đà tăng trưởng có dấu hiệu dừng lại

SBV có hơn 20 năm sản xuất - kinh doanh lưới, dây thừng, ngư cự và các sản phẩm phục vụ ngành ngư nghiệp, an toàn hàng hải… Công ty đang dẫn đầu thị trường dây thừng với hơn 40% thị phần. Sản phẩm dây thừng của SBV với các nhãn hiệu Con gà, Hải mã… là lựa chọn của hơn 90% đội tàu đánh bắt xa bờ của Việt Nam. SBV hiện có 22 nhà phân phối và hơn 500 cửa hàng trải dài 28 tỉnh, thành phố miền duyên hải.

Theo chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 của Chính phủ, nền kinh tế duyên hải và biển sẽ đóng góp 53 - 55% GDP, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Đồng thời, để giảm thiểu tác động môi trường, Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ ngư dân thay thế đánh bắt ven bờ sang các phương thức nuôi trồng thủy sản, nâng cấp và chế tạo thuyền lớn để di chuyển ngoài khơi nhằm tăng thu nhập và tăng cường công tác bảo vệ biển đảo.

Hoạt động kinh doanh của SBV trong 4 năm qua đều ghi nhận tăng trưởng. Năm 2017, doanh thu đạt hơn 524 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2014; lợi nhuận đạt 113 tỷ đồng, tăng 160% so với năm 2014. Nhưng đà tăng trưởng này có dấu hiệu dừng lại khi Công ty công bố kết quả kinh doanh quý III/2018 với doanh thu 70,6 tỷ đồng, giảm hơn 45% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế 3,1 tỷ đồng, tương đương 10% cùng kỳ năm ngoái. 

Đâu là nguyên nhân?

Theo SBV, do việc áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP, Công ty thực hiện chính sách chỉ nhận đơn hàng đến ngày 25/9/2018, nhằm đảm bảo cho hệ thống chạy ổn định và chính xác, khiến doanh thu quý III/2018 sụt giảm.

Tại sao SBV thực hiện chính sách có tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh này? Đại diện SBV chia sẻ, do đặc điểm kinh doanh của Công ty trong các năm vừa qua, các nhà phân phối thường tập trung lấy hàng vào tuần cuối cùng của quý để đạt được chỉ tiêu, nhận được chính sách khuyến mãi, gây quá tải cho việc quét dữ liệu vào hệ thống, dẫn đến sai sót trong việc ghi nhận dữ liệu, nên Công ty quyết định chỉ nhận đơn hàng quý III đến ngày 25/9/2018 để có thời gian xử lý sự cố.

“Doanh thu mỗi ngày cuối quý dao động từ 8 - 9 tỷ đồng/ngày nên chính sách này đã tác động đến doanh thu quý III/2018 của Công ty. Tuy nhiên, phần sản lượng sụt giảm của quý III sẽ được chuyển phần nào qua quý IV. Chúng tôi vẫn kiểm soát được vấn đề”, đại diện SBV nói.

Thị trường ngư nghiệp năm 2018 gặp nhiều khó khăn do thời tiết, khiến sản lượng đánh bắt giảm, số lượng tàu cá nằm bờ tăng, cùng với đó là giá nguyên vật liệu tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của SBV.   

Chính sách trên của SBV cũng nhằm tiến tới việc giảm lượng hàng tồn kho trên toàn hệ thống, các nhà phân phối sẽ có kế hoạch lấy hàng ổn định hơn, tránh việc đổ dồn đơn hàng vào một thời điểm, gây khó khăn cho Công ty.

Lãnh đạo SBV cho biết, hệ thống quản lý doanh nghiệp đã được Ban lãnh đạo Công ty cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư. Do nhu cầu mở rộng kinh doanh, hiện nay, Công ty đã có 3 chi nhánh, 4 nhà máy và các nhà máy này nằm trên các địa bàn khác nhau, với cơ cấu sản phẩm đa dạng. Hệ thống sẽ giúp Công ty theo dõi chính xác hơn chi phí sản xuất, qua đó nâng cao năng lực quản lý sản xuất, tiết kiệm chi phí, nâng cao tỷ lệ lợi nhuận.  

Khó hoàn thành kế hoạch năm 2018

Trong khi SBV đẩy mạnh đầu tư hệ thống quản lý doanh nghiệp thì tình hình thị trường năm nay không thuận lợi cho ngành ngư nghiệp Việt Nam.

Theo đó, thị trường ngư nghiệp năm 2018 gặp nhiều khó khăn do thời tiết, khiến sản lượng đánh bắt giảm, số lượng tàu cá nằm bờ tăng, cùng với đó là giá nguyên vật liệu tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của SBV. Điều này khiến SBV khó có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2018, dù quý IV là quý cao điểm mùa vụ.

Trước đó, SBV công bố kết quả kinh doanh quý II/2018 với doanh thu giảm 11% và lợi nhuận giảm hơn 42% so với cùng kỳ năm 2017, trong khi quý I/2018 vẫn giữ nhịp tăng trưởng. Khi đó, SBV lý giải, kết quả kinh doanh suy giảm là do chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vì Công ty đang đầu tư nâng cấp hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp và phân bổ vào chi phí. Bên cạnh đó, quý II/2017, Công ty ghi nhận khoản hoàn nhập giảm trừ doanh thu 21,4 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm 2018, SBV ghi nhận doanh thu 291 tỷ đồng, giảm 14,9%; lợi nhuận sau thuế 41,9 tỷ đồng, giảm 47,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Năm 2018, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 668 tỷ đồng, tăng 27,4% so với năm 2017; lợi nhuận trước thuế 124 tỷ đồng, giảm 3,8% so với năm 2017. Theo SBV, với khó khăn từ thị trường cũng như khoản đầu tư vào hệ thống mới làm tăng chi phí quản lý, Công ty có khả năng hoàn thành 90% kế hoạch kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Tin bài liên quan