SCB: Chuyển đổi và phát triển

SCB: Chuyển đổi và phát triển

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Ngày 07/12/2020, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Cụ thể, SCB sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng và lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE); phương án tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng trong năm 2020-2021; và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng; tờ trình phê duyệt giao dịch nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bên vay/bên thế chấp có giá trị lớn hơn 20% vốn điều lệ của SCB.

Tăng vốn điều lệ là nhu cầu cần thiết

Việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng đối với SCB, giúp SCB nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, cũng như tạo tiền đề để SCB bứt phá và phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả, thu hút thêm các cổ đông chiến lược.

Theo phương án tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng trong năm 2020-2021, SCB sẽ chào bán 500 triệu cổ phần (tương ứng với 5.000 tỷ đồng) cho cổ đông hiện hữu. Trên cơ sở tổng vốn điều lệ tăng thêm, SCB sẽ ưu tiên bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, tập trung vào đầu tư tài sản cố định, hiện đại hóa công nghệ thông tinvà đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở các Chi nhánh phù hợp với định hướng kế hoạch hàng năm để đáp ứng yêu cầu về nền tảng phát triển của SCB.

Mục tiêu kinh doanh và phát triển của SCB trong thời gian sắp tới chú trọng vào phát triển tín dụng, đặc biệt là tín dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tín dụng bán lẻ; đồng thời đẩy mạnh đầu tư trái phiếu chính phủ để bổ sung thanh khoản nhằm củng cố và nâng cao tỷ lệ dự trữ thanh khoản.

Việc tăng vốn điều lệ tạo điều kiện cho SCB mở rộng, nâng cao quy mô sức bền kiến trúc hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh doanh của SCB trong 2-3 năm tới. Đồng thời, đầu tư phát triển các phần mềm mới, phục vụ hoạt động vận hành và phần mềm hỗ trợ kinh doanh; phát triển các sản phẩm thẻ hiện đại và ngân hàng số.

SCB cũng xác định, giai đoạn 2020-2021, SCB tiếp tục thực hiện mục tiêu đồng bộ nhận diện thương hiệu SCB trên toàn hệ thống, cải tạo không gian giao dịch tại các đơn vị, mang lại sự thoải mái, tiện nghi cho khách hàng.

Tập trung tăng trưởng an toàn và tương thích với quy mô tổng tài sản

Kết thúc ba quý đầu năm 2020, hoạt động kinh doanh của SCB ghi nhận kết quả khả quan từ mảng thu dịch vụ. Tính đến 30/09/2020, quy mô tài sản của SCB đạt 611.694 tỷ đồng, duy trì vị thế Top 5 trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam và là ngân hàng TMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh.

Bên cạnh mục tiêu kinh doanh, SCB đặt mục tiêu dài hạn về việc xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị vận hành tổ chức. Trong Quý 03/2020, SCB đã khởi động dự án “Chiến lược chuyển đổi và phát triển bền vững giai đoạn 2020–2030”. Đây là bước đi chiến lược quan trọng, giúp Ngân hàng tìm kiếm những giải pháp đột phá để tối ưu hóa nguồn lực, phát huy những lợi thế cạnh tranh và tận dụng tốt cơ hội thị trường. Trong quá trình tái cơ cấu, thực hiện “Chiến lược chuyển đổi và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2030”, SCB tập trung tăng trưởng an toàn.

Đồng thời, SCB tiếp tục gia tăng chất lượng dịch vụ, củng cố hệ thống kiểm soát rủi ro và tập trung vào các sản phẩm đầu tư tài chính an toàn cho khách hàng, cũng như đồng hành với các doanh nghiệp để vượt qua khó khăn trước mắt và chuẩn bị đà hồi phục trong đầu năm 2021.

Cơ cấu thu nhập của ngân hàng chuyển dịch sang hướng bền vững hơn để nguồn thu trở nên đa dạng với doanh thu thẻ, bảo hiểm, thanh toán, dịch vụ trái phiếu, tư vấn giải pháp kinh doanh, kinh doanh ngoại tệ… SCB cũng chú trọng vào kế hoạch thu hút đối tượng khách hàng trẻ - vốn là nhóm khách hàng tiềm năng tương lai của ngành dịch vụ tài chính – thông qua việc tập trung xây dựng chiến lược chuyển đổi số nhằm tăng trải nghiệm khách hàng.

Thắt chặt lại hệ thống quản lý rủi ro và hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ scb, nhân sự và khách hàng

Ông Jeremy Chen, quyền Tổng giám đốc SCB

Trong thời gian tới, mục tiêu đầu tiên của SCB là củng cố bộ máy nhân sự điều hành và vận hành.Trước mắt, chúng tôi sẽ bổ sung thêm nguồn nhân lực chất lượng từ các tổ chức tài chính, tư vấn uy tín trong nước và quốc tế, để nâng cao nền kiến thức cho đội ngũ quản lý.

Cùng các công ty tư vấn, chúng tôi chỉnh sửa các chương trình đào tạo để cung cấp kiến thức tác nghiệp và kinh doanh cho đội ngũ thực hiện. Đồng thời, rà soát và điều chỉnh đồng loạt các chính sách lương thưởng, đánh giá hiệu suất KPI nhằm đảm bảo CBNV được tưởng thưởng xứng đáng.

Tiếp đó, SCB có kế hoạch tìm kiếm các đối tác chiến lược cùng đồng hành trong từng nhóm sản phẩm nhằm mang đến cho khách hàng những gói sản phẩm toàn diện, đáp ứng nhu cầu đa dạng và tiện ích tối đa; quy hoạch thiết kế và triển khai một hệ thống ngân hàng thông minh, tự động hóa nhiều khâu vận hành.

Quan trọng nhất chính là thắt chặt lại hệ thống quản lý rủi ro và hành lang pháp lý an toàn nhằm bảo vệ SCB, nhân sự và khách hàng.

Tin bài liên quan