Ảnh: AFP.

Ảnh: AFP.

Sau đạo luật về Hồng Kông, thỏa thuận thương mại sẽ như thế nào?

(ĐTCK) Tuần trước, Mỹ đã chính thức thông qua Đạo luật dân chủ và nhân quyền Hồng Kông, bỏ ngoài tai tất cả những lời cảnh báo của Trung Quốc. Điều này tiếp tục làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn đã khó khăn giữa hai nước. Mặc dù vậy, các bên dường như cũng đang muốn nhanh chóng kết thúc tranh chấp thương mại bằng một thỏa thuận trong tương lai gần.

Ngay từ khi tình trạng bất ổn ở Hồng Kông bắt đầu, Washington đã đứng về phía những người biểu tình và kêu gọi chính quyền Trung Quốc kiềm chế.

Theo tuyên bố của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, chính quyền Trung Quốc đang vi phạm tự do và các quyền của người dân Hồng Kông.

Ngược lại, Bắc Kinh coi người biểu tình Hồng Kông là những kẻ xúi giục các cuộc bạo loạn và ủng hộ các hành động cứng rắn của cảnh sát. Trung Quốc coi tuyên bố ông Pence là sự can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của mình.

"Phía Trung Quốc rất không bằng lòng và kịch liệt phản đối", bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc bình luận về tuyên bố của Phó Tổng thống Mỹ. Bà Hoa kêu gọi đại diện chính quyền Mỹ tự "soi gương" và giải quyết vấn đề của chính mình trước tiên.

Đo lut Dân ch Hng Kông

Washington không bận tậm đến thông điệp của các nhà ngoại giao Trung Quốc. Vì vậy, vào ngày 27/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Đạo luật dân chủ và nhân quyền Hồng Kông mà cả hai viện của Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn một ngày trước đó.

Đạo luật yêu cầu chính quyền Washington theo dõi sát sao tình hình nhân quyền ở Hồng Kông và báo cáo với các nhà lập pháp Mỹ về vấn đề này.

Luật cũng trao quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân mà theo Washington là vi phạm nhân quyền trong khu vực. Đồng thời, Mỹ sẽ cấm cung cấp thiết bị chuyên dụng cho cảnh sát Hồng Kông như hơi cay, đạn cao su, súng gây choáng...

Theo như lời nhà lãnh đạo Mỹ, ông đặt bút ký dự luật "vì tôn trọng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình" và người dân Hồng Kông.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức cáo buộc, hành động Washington "hỗ trợ tội phạm" và khẳng định sẽ có biện pháp trả đũa.

Hng Kông và tranh chp thương mi

Bất chấp sự khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề Hồng Kông, việc ký kết thỏa thuận thương mại vẫn là ưu tiên hàng đầu của cả hai nước. Cuộc chiến thương mại ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của cả hai nước, và do đó, cả Washington và Bắc Kinh đều muốn thỏa thuận nhanh chóng đạt đươc sự đồng thuận.

Tuy nhiên, căng thẳng xung quanh Hồng Kông có thể làm chậm quá trình đàm phán. Điều này cũng được công nhận bởi chính ông Trump.

Sau khi ký Đạo luật, ông nói rằng, tài liệu này sẽ không cải thiện tình hình xung quanh tranh chấp thương mại. Hơn nữa, theo cổng thông tin Axios, sau khi thông qua đạo luật này, phía Trung Quốc đã hoãn việc tổ chức các cuộc tham vấn thương mại với Mỹ và ông Tập Cận Bình đã nghỉ ngơi để giải quyết các vấn đề chính trị trong nước.

Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn không loại trừ khả năng, thỏa thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh sẽ được ký kết vào cuối năm 2019. Theo bà Kellyanne Conway, một cố vấn cấp cao của ông Trump, các nhóm làm việc vẫn đang tiếp tục để chuẩn bị cho việc ký kết giai đoạn đầu của thỏa thuận thương mại.

Một số nguồn tin chính phủ thân cận của Bloomberg cũng xác nhận, các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục bất chấp những bất đồng xung quanh vấn đề Hồng Kông và Tân Cương. "Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần đến sự đồng thuận về dỡ bỏ thuế như là một phần trong giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận thương mại", Bloomberg dẫn lời nguồn tin của mình.

Theo đó, các nhà đàm phán từ Mỹ hy vọng rằng, giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận sẽ được hoàn thành trước khi mức thuế quan mới áp lên hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 15/12. Theo các chuyên gia, vấn đề tồn tại còn lại trên bàn đàm phán là, Mỹ đang tìm cách để đảm bảo Trung Quốc mua nông sản với quy mô lớn và hai bên chưa thống nhất được các mức thuế sẽ được dỡ bỏ theo cách nào.

Theo Nikkei Asian Review, từ thực tế đang diễn ra, các bên sẽ sử dụng thỏa thuận để đạt được những lợi ích chính trị cho chính mình.

"Nhiều khả năng, Trung Quốc sẽ đồng ý mua thêm 50 tỷ USD hàng nông sản Mỹ. Có lẽ, ngay cả với những điều khoản mơ hồ, họ cũng sẽ hứa làm việc chăm chỉ hơn để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Dù sao, trò chơi sẽ kết thúc để một thỏa thuận được ký kết nhằm cứu nguy cho cả hai bên”, Nikkei Asian Review kết luận.

Tin bài liên quan