Tiếp theo hai kỳ trước, bài viết kỳ này giới thiệu cụ thể phương thức thực hiện giao dịch vay/cho vay chứng khoán theo nội dung Dự thảo Quy chế hoạt động vay và cho vay chứng khoán mà VSD đang chờ ý kiến thẩm định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để hoàn thiện, ban hành.
Hai phương thức thực hiện
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia, VSD đưa ra 2 phương thức thực hiện giao dịch vay/cho vay chứng khoán để các bên lựa chọn.
Một là phương thức thỏa thuận trực tiếp, áp dụng đối với trường hợp các bên vay và cho vay đã biết đối tác cho vay/vay và đã thống nhất các nội dung trong thoả thuận vay/cho vay (xem sơ đồ).
Hai là phương thức thỏa thuận qua hệ thống, các bên sẽ nhập chào vay/chào cho vay vào hệ thống để tìm đối tác cho vay/vay (xem sơ đồ).
Nguyên tắc hoàn trả khoản vay
Việc hoàn trả khoản vay phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, bên cho vay không được yêu cầu hoàn trả khoản cho vay trong suốt thời gian cho vay.
Thứ hai, bên vay có thể hoàn trả toàn bộ hoặc một phần chứng khoán vay tại bất cứ thời điểm nào trong thời hạn vay. Khoản vay phải được hoàn trả bằng chứng khoán đã vay, trường hợp hoàn trả bằng tiền (một phần hoặc toàn bộ) phải được chấp thuận bằng văn bản của bên cho vay.
Thứ ba, trường hợp bên cho vay nhận hoàn trả khoản vay bằng chứng khoán dẫn tới vượt tỷ lệ sở hữu tối đa theo quy định, phần vượt quá phải được hoàn trả bằng tiền, giá trị hoàn trả bằng tiền do hai bên thoả thuận.
Xử lý mất khả năng thanh toán khoản vay
Các trường hợp được coi là mất khả năng thanh toán khoản vay bao gồm: hết thời hạn hợp đồng vay/cho vay, bên vay không hoàn trả được khoản vay và không được bên cho vay chấp nhận gia hạn khoản vay; hết thời hạn gia hạn khoản vay theo thỏa thuận với bên cho vay, bên vay không hoàn trả được khoản vay; bên vay không nộp tài sản thế chấp bổ sung; bên vay không nộp tài sản thế chấp thay thế theo yêu cầu của VSD.
Việc xử lý các trường hợp mất khả năng hoàn trả khoản vay nêu trên căn cứ vào hợp đồng vay/cho vay hoặc thỏa thuận khác bằng văn bản giữa bên cho vay và bên vay. Trường hợp không có thỏa thuận giữa các bên, bên cho vay sẽ được nhận chuyển giao thông qua VSD toàn bộ tài sản thế chấp (chứng khoán hoặc tiền) của bên vay ngay trong ngày hợp đồng vay và cho vay được coi là mất khả năng hoàn trả khoản vay. Trong trường hợp bên cho vay là nhà đầu tư nhận chuyển giao chứng khoán thế chấp dẫn tới vượt sở hữu tối đa, nhà đầu tư có trách nhiệm bán số chứng khoán vượt tỷ lệ sở hữu tối đa theo quy định.
Xử lý các quyền lợi phát sinh liên
Về quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán cho vay: trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng vay/cho vay chứng khoán, ngoại trừ quyền bỏ phiếu, bên cho vay đýợc nhận các quyền, lợi ích phát sinh có liên quan đến số chứng khoán cho vay từ bên vay. Theo đó, bên vay có trách nhiệm trả cho bên cho vay số tiền tương ứng với các quyền và lợi ích phát sinh trừ trýờng hợp bên vay và bên cho vay có thỏa thuận khác trong hợp đồng. VSD tính toán số tiền tương ứng với quyền và lợi ích bên vay phải trả cho bên cho vay theo nguyên tắc nhất định (ngoại trừ quyền mua do hai bên tự thoả thuận) và thông báo cho hai bên. Việc thanh toán số tiền tương ứng với quyền và lợi ích phát sinh đối với chứng khoán cho vay do bên vay và bên cho vay tự thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên.
Về quyền lợi phát sinh liên quan đến tài sản thế chấp: bên vay được hưởng toàn bộ quyền phát sinh liên quan đến chứng khoán thế chấp và tiền lãi phát sinh từ khoản tiền thế chấp trên tài khoản tiền gửi của chính bên vay mở tại Ngân hàng thanh toán.