Công nhân Trung Quốc làm việc trong một công trường ở Giang Tô. Ảnh: Reutes

Công nhân Trung Quốc làm việc trong một công trường ở Giang Tô. Ảnh: Reutes

Sản xuất Trung Quốc tăng chậm nhất hơn 2 năm

Ngành sản xuất Trung Quốc gần như không tăng trưởng trong tháng 10 và thấp hơn kỳ vọng của giới phân tích.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc tháng 10 chỉ đạt 50,2, thấp nhất kể từ tháng 7/2016 và giảm so với 50,8 tháng trước.

Nguyên nhân là cả nhu cầu trong nước và nước ngoài chững lại, cho thấy dấu hiệu rạn nứt trong nền kinh tế do chiến tranh thương mại với Mỹ.

Trước đó, khảo sát với các nhà phân tích của Reuters cho thấy PMI Trung Quốc có thể đạt 50,6 tháng này. PMI trên 50 cho thấy sản xuất đang tăng trưởng, còn dưới 50 phản ánh sự co lại.

Các đơn hàng mới - chỉ báo về hoạt động trong tương lai, giảm tháng thứ 5 liên tiếp với tốc độ nhanh nhất trong một năm. Chỉ số theo dõi số liệu này chỉ đạt 46,9, thấp hơn so với 49 tháng trước.

Các dấu hiệu trên cho thấy nền kinh tế lớn nhì thế giới ngày càng tăng trưởng chậm lại, có thể khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tung thêm nhiều biện pháp kích thích.

GDP Trung Quốc đã tăng chậm nhất một thập kỷ trong quý III, do sản xuất và đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm tốc. Giới phân tích dự báo tình hình kinh doanh sẽ còn tệ hơn, sau đó mới dần cải thiện.

Tháng 10 cũng là tháng đầu tiên thuế nhập khẩu mới của Mỹ có hiệu lực trong toàn bộ tháng. Vòng thuế mới nhất mà Washington và Mỹ áp lên nhau là vào ngày 24/9.

Xuất khẩu của Trung Quốc hồi tháng 9 bất ngờ tăng tốc, chủ yếu do các công ty chuyển trước đơn hàng trước khi Mỹ nâng thuế. Khi đó, giới phân tích dự báo áp lực sẽ xuất hiện rõ trong các tháng sau.

Tin bài liên quan