“Sale and lease back” cứu dòng tiền ngắn hạn của United Airlines trong mùa dịch Covid-19

“Sale and lease back” cứu dòng tiền ngắn hạn của United Airlines trong mùa dịch Covid-19

(ĐTCK) United Airlines đã ký thoả thuận với một công ty cho thuê máy bay ở châu Á để thực hiện nghiệp vụ bán và thuê lại (sale and lease back) cho 22 máy bay. Cả United Airlines và Ngân hàng hàng không Trung Quốc đều không tiết lộ các điều khoản tài chính của thoả thuận được công bố vào sáng Chủ nhật (19/4).

Hành động này đã giúp United Airline giữ được lượng tiền mặt và giúp cho cơ cấu tài sản linh hoạt hơn để đối mặt với những tổn thất do Covid-19 gây ra làm sụt giảm nhu cầu du lịch bằng đường hàng không trên toàn thế giới.

Vào đầu tuần, Oscar Munoz, CEO của United Airlines cho biết hoạt động kinh doanh của họ về cơ bản đã ở mức 0.

“Chúng tôi dự đoán các chuyến bay sẽ chuyên chở ít hành khách hơn trong tháng 5 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái”, ông Oscar Munoz nói trong một lưu ý cho nhân viên về kế hoạch cắt giảm 90% lịch trình bay trong tháng 5.

Kế hoạch này được đưa ra sau khi hãng hàng không này nhận được 4,9 tỷ USD viện trợ để thanh toán lương cho nhân viên từ Kho bạc Mỹ.

Bên cạnh đó, 16 trong số các máy bay tham gia trong thoả thuận sell and lease back là các mẫu 737-9 Max chưa được Boeing giao. United Airlines hiện đang có khoảng 800 máy bay trong đội tàu bay của mình.

Mặc dù chỉ công bố thực hiện nghiệp vụ sell and lease back 22 máy bay, trong đó 16 mẫu Boeing 737-9 Max, hãng hàng không chưa công bố giá cụ thể, tuy nhiên theo giá thị trường ước tính mỗi máy Boeing 737-9 Max vào khoảng 116,6 triệu USD, ước tính tối thiểu 16 máy bay đem lại dòng tiền 2.565,2 triệu USD bổ sung vào vốn lưu động, mặc dù bản chất nghiệp vụ này có thể bán giá cao hơn và chấp nhập trả tiền thuê cao hơn sau này.

Tuy nhiên về cơ bản ngắn hạn nó sẽ giúp United Airlines bổ sung dòng tiền hoạt động kinh doanh, vốn lưu động giải quyết vấn đề dòng tiền trước mắt bên chính sách hỗ trợ 4,9 tỷ USD trả lương cho nhân viên.

Thoả thuận sale and lease back cho phép các hãng hàng không linh hoạt hơn về tài chính trong khi vẫn đảm bảo được lượng tàu bay cần thiết để phù hợp với lịch trình bay. Mặt khác, đối với các công ty cho thuê máy bay, các thoả thuận cho thuê lại giúp họ có khả năng mở rộng danh mục đầu tư trong khi được mua máy bay với giá chiết khấu.

Sale and lease back trước đó là một hoạt động có thể giúp các doanh nghiệp hàng không gia tăng biên lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng hiện tại nó lại là một công cụ giúp các doanh nghiệp hàng không tháo gỡ khó khăn trước mắt.

Cirium, một công ty tư vấn hàng không cho biết, 2/3 máy bay thương mại trên toàn thế giới đã nằm đắp chiếu. Với triển vọng yếu từ nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế, nhiều nhà phân tích đã dự báo ngành công nghiệp này đang bước vào giai đoạn trì hoãn và huỷ chuyến bay.

Một khả năng khác cho các hãng hàng không là bán máy bay của họ cho hãng hàng không khác hoặc công ty cho thuê máy bay khác.

Trong giai đoạn khó khăn về dòng tiền, nhiều máy bay không thể vận hành do lượng khách ít cộng với hạn chế đi lại nhiều quốc gia. Các hãng hàng không đang đối mặt với vất đề dòng tiền bổ sung vốn lưu động duy trì đội bay, bảo dưỡng máy bay...

Nghiệp vụ Sale and lease back bỗng trở thành pháo cứu sinh ngắn hạn cho doanh nghiệp, điều này trái ngược hoàn toàn với các hãng hàng không giá rẻ trước đẩy dùng nghiệp vụ này để chiết khấu dòng tiền tương lại về hiện tại tạo nên báo cáo lợi nhuận tốt trong ngắn hạn và áp lực chi phí cao hơn trong tương lại. Nếu hãng hàng không trước đây đã thực hiện thường xuyên nghiệp vụ nay sẽ không còn nhiều khả năng để thực hiện tiếp.

Tin bài liên quan