Rủi to từ chính sách của Fed làm lu mờ đi lo ngại từ căng thẳng của Nga-Ukraine đối với thị trường chứng khoán

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Căng thẳng âm ỉ kéo dài giữa Nga và Ukraine có khả năng gây ra một đợt biến động thị trường mới, giống như thị trường chứng khoán đang phải vật lộn để hấp thụ thông tin tiêu cực trong bối cảnh kinh tế vĩ mô kém thuận lợi đã châm ngòi cho những biến động tiêu cực gần đây của thị trường.
Rủi to từ chính sách của Fed làm lu mờ đi lo ngại từ căng thẳng của Nga-Ukraine đối với thị trường chứng khoán

Theo các chiến lược gia của UBS do Bhanu Baweja dẫn đầu, trong bối cảnh lo ngại về sự thay đổi sang quan điểm diều hâu từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thì các đánh giá rủi ro của các nhà đầu tư chủ yếu tập trung vào những lo ngại xung quanh chính sách thắt chặt của các ngân hàng trung ương mà làm lu mờ đi các rủi ro khác như khả năng xảy ra xung đột quân sự ở rìa phía đông của châu Âu.

“Rủi ro từ căng thẳng giữa Nga và Ukraine dường như có rất ít hoặc chưa được phản ánh vào thị trường”, các chiến lược gia UBS cho biết.

Châu Âu đang phải đối mặt với chi phí sinh hoạt tăng cao và sự phục hồi khó khăn sau đại dịch. Theo nhà quản lý tài sản lớn nhất châu Âu - Amundi SA, có thêm sự không chắc chắn từ vấn đề căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể khiến khu vực rơi vào tình trạng tăng trưởng kinh tế đình trệ đi kèm với lạm phát gia tăng.

Các nhà đầu tư nên “sẵn sàng giảm thiểu rủi ro nếu tình hình xấu đi”, Alessia Berardi, chiến lược gia của Amundi cho biết.

Dưới đây là cách cuộc khủng hoảng dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến các thị trường:

Đức và Đông Âu chịu ảnh hưởng đáng kể

Nga là nhà cung cấp năng lượng chính của châu Âu và bất kỳ sự gián đoạn nào đối với việc cung cấp khí đốt sẽ là vấn đề cụ thể đối với các nhà sản xuất của Đức như Volkswagen AG, Siemens AG và BASF SE. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga khi nước này đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân.

Các chiến lược gia của Goldman Sachs Group do Lilia Peytavin dẫn đầu cho biết, thị trường chứng khoán Đức có vẻ dễ bị tổn thương hơn so với các chỉ số chứng khoán của các quốc gia khác.

Các chiến lược gia của Amundi cho biết, một đòn tấn công từ xung đột quân sự sẽ tạo ra nhiều khó khăn đối với khu vực Đông Âu, đặc biệt là các thị trường như Warsaw (thủ đô của Ba Lan).

“Một số công ty trong khu vực có hoạt động kinh doanh với Ukraine và một số cổ phiếu của Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ chịu nhiều ảnh hưởng”, các chiến lược gia của Amundi cho biết.

Hiệu ứng lan toả rộng hơn

Các chiến lược gia của Goldman cho biết các công ty châu Âu như công ty sản xuất lốp xe Pirelli & CSpA sẽ phải hứng chịu sự tăng giá đầu vào.

Theo các chiến lược gia của Morgan Stanley, ở châu Á, các công ty như Food Empire Holdings của Singapore và Petroleum Exploration của Nhật Bản và công ty sản xuất cà phê CCL Products của Ấn Độ có thể dễ bị ảnh hưởng do tỷ lệ bán hàng ở Nga cao.

Các chiến lược gia của Morgan Stanley cho biết Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga là đối tượng sẽ chịu rủi ro địa chính trị cao nhất.

Raiffeisen Bank International AG và cũng là nhà cho vay lớn đầu tiên của châu Âu cho biết họ đang dành tiền để đối phó với nguy cơ tiềm ẩn từ cuộc khủng hoảng trong tuần này. Theo Goldman, Raiffeisen phụ thuộc vào Nga với 19% doanh thu.

Giám đốc điều hành Johann Strobl cho biết trong một tuyên bố: “Công việc kinh doanh đang hoạt động bình thường bất chấp những căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, chúng tôi đang theo dõi tiến triển của những căng thẳng này rất chặt chẽ”.

Chứng khoán Nga đã kém hiệu quả trong vài tháng qua trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây gia tăng và triển vọng của các lệnh trừng phạt.

Bất chấp nguy cơ xung đột, các chiến lược gia vẫn chưa thay đổi cách nhìn rộng hơn đối với thị trường châu Âu. Đa phần đều kỳ vọng rằng ngay cả một cuộc tấn công quân sự cũng sẽ chỉ gây ra một cuộc hành trình ngắn ngủi giống như sóng gió sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Trong trường hợp đó, Goldman ước tính tác động tiêu cực không đáng kể đến nền kinh tế châu Âu. Bất kỳ chi phí nào liên quan đến sự suy giảm sẽ được bù đắp bằng đồng euro yếu hơn, dự kiến ​​sẽ thúc đẩy lợi nhuận của các công ty trong châu lục.

“Về mặt lịch sử, các cuộc xung đột quân sự chỉ cần chúng đã được bản địa hóa tương đối thì không có xu hướng làm trật bánh thị trường tài chính quá lâu”, các chiến lược gia của JPMorgan cho biết.

Tin bài liên quan