WHO kêu gọi Mỹ xem xét lại quyết định rút lui khỏi tổ chức này

(ĐTCK) “Quyết định của Mỹ về việc rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là một điều đáng thất vọng và không thể giải thích được”, WHO cho biết.
Tiến sĩ David Nabarro

Tiến sĩ David Nabarro

Hy vọng người dân Mỹ thuyết phục Tổng thống Trump

“Hiện tại chúng tôi đang gặp phải thách thức về một căn bệnh truyền nhiễm lớn nhất mà chúng tôi từng biết và chúng tôi đang thực sự rất cần các quốc gia cùng làm việc để hỗ trợ nhau, bao gồm cả Mỹ”, Tiến sĩ David Nabarro, một trong 6 đặc phái viên của WHO nói với CNBC trong ngày thứ Hai (1/6).

Vào ngày thứ Sáu (29/5) vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ cắt đứt quan hệ với WHO.

Đây là điều không đáng ngạc nhiên khi trước đó ông Trump đã từng đưa ra cảnh báo về việc ngừng tài trợ cho Liên Hợp Quốc (UN) nếu không có những thay đổi đáng kể trong 30 ngày.

Trong nhiều năm qua, WHO đã được hưởng lợi từ sự hỗ trợ và lãnh đạo của Mỹ giúp xử lý những thách thức lớn, theo Nabarro.

“Nếu Washington từ bỏ các cam kết với WHO, đó sẽ là một điều thực sự kỳ lạ ngay giữa cuộc chiến chống lại đại dịch”, ông Nabarro nói.

Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho cơ quan y tế thế giới và đã đóng góp trên 400 triệu USD vào năm 2019, tương đương khoảng 15% ngân sách hàng năm của WHO.

“Việc Mỹ rút khỏi có nghĩa 193 quốc gia còn lại sẽ vẫn hỗ trợ WHO tìm cách khắc phục tổn thất lớn này”, ông nói.

Ông hy vọng rằng người dân Mỹ có thể thuyết phục Trump xem xét lại quyết định này và cho phép Washington tham gia vào ứng phó với đại dịch như đợt dịch bệnh Ebola, HIV và bệnh đậu mùa bùng phát trước đó.

Vào ngày thứ Bảy (30/5), Liên minh châu Âu đã ban hành một tuyên bố kêu gọi Mỹ xem xét lại quyết định rời khỏi WHO, theo Reuters đưa tin.

Sự đoàn kết là tuyệt đối cần thiết

Nabarro cho biết, thế giới vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu của đại dịch và nhiều quốc gia đang bắt đầu trải qua những thách thức to lớn.

Điều đó kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới hợp tác với nhau, hoàn toàn hợp nhất với nhau để giúp mọi người vượt qua đại dịch, nếu không thì hậu quả có thể còn tồi tệ hơn.

“Một điều mà thế giới có cùng tiếng nói chính là sự nỗ lực của mọi người - tập hợp những nhà khoa học giỏi nhất, những nhà lãnh đạo giỏi nhất để cùng nhau giải quyết vấn đề này”, ông nói.

“Tất nhiên sẽ có nhiều câu hỏi liên quan tại sao đại dịch này lại xuất hiện, những câu hỏi này sẽ được xử lý sau khi chúng ta đã vượt qua được đại dịch khủng khiếp này”, ông nói thêm.

Kể từ khi WHO tuyên bố về sự bùng phát coronavirus (Covid-19) như một đại dịch toàn cầu hồi tháng 3, Covid-19 đã lây nhiễm hơn 6,1 triệu người và hơn 370.000 người tử vong trên ít nhất 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo dữ liệu mới nhất của Đại học Johns Hopkins.

Tin bài liên quan