Trung Quốc sẽ nâng vị thế với 600 tỷ USD?

Theo nhà báo William Pesek, 10 năm sau, các sử gia kinh tế sẽ nhìn lại những ngày qua và coi đây là thời điểm Mỹ nhường lại tương lai kinh tế cho Trung Quốc.
Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mỹ Mitch McConnell (trái) phát biểu tại Phòng Bầu dục hôm 27/3. Ảnh: Getty Images.

Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mỹ Mitch McConnell (trái) phát biểu tại Phòng Bầu dục hôm 27/3. Ảnh: Getty Images.

Tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa đổ thêm 4.000 tỷ NDT (565 tỷ USD) vào nền kinh tế đang lao đao vì dịch Covid-19. Con số 4.000 NDT nghe có vẻ quen thuộc với các sinh viên hồi năm 2008 và 2009. Đó chính là số tiền mà Bắc Kinh đã tung ra để cứu vãn nhu cầu sụp đổ bởi vụ Lehman Brothers.

Gói cứu trợ nhanh chóng có hiệu quả. Trung Quốc sớm phục hồi sau vụ bê bối Phố Wall nhờ mạnh tay chi tiền vào cơ sở hạ tầng. Đến năm 2009, Bắc Kinh tăng tưởng 8,7% với những dự án công trình công cộng khổng lồ từ đường cao tốc, cầu, cảng đến trung tâm thương mại của các tòa nhà chọc trời.

Khả năng dẫn đầu trong tương lai

Hiện, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố kế hoạch trị giá 600 tỷ USD để xây dựng thêm nhiều sân bay, đường sắt và mạng lưới điện. Trong cùng 24 tiếng đó, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, nghị sĩ Mitch McConnell, không tán thành những nâng cấp tương tự đối với cơ sở hạ tầng của Mỹ.

“Cơ sở hạ tầng không liên quan đến đại dịch virus corona mà chúng ta đang trải qua và cố tìm cách để vượt qua”, ông McConnell nhấn mạnh.

Theo nhà báo William Pesek của Forbes, tin vui đến với ông Tập. Hàng nghìn tỷ USD mà chính phủ Trung Quốc chi cho kế hoạch Made in China 2025 đã đưa đất nước lên vị thế dẫn đầu về tương lai của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, xử lý vi mô, năng lượng tái tạo, xe tự lái và robot.

“Chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến kế hoạch của ông Tập trở nên dễ dàng hơn. Khi Trung Quốc chuẩn bị cho nền kinh tế toàn cầu năm 2025, Tổng thống Trump đang cố ‘đưa than vĩ đại trở lại’”, Forbes bình luận.

Trong khi đó, Trung Quốc, với hệ thống "ngân hàng bóng tối" trị giá 10.000 tỷ USD, tiếp tục phân bổ vốn một cách liều lĩnh. Số gói cứu trợ ngân hàng gần đây tăng vọt. Các nỗ lực giải cứu của Bắc Kinh đã làm nổi lên những vấn đề về kế toán và sự thiếu minh bạch nghiêm trọng tại Trung Quốc. Bê bối kế toán của “Starbucks Trung Quốc” Luckin Coffee là lời nhắc nhở rằng nền kinh tế hàng đầu châu Á vẫn chưa sẵn sàng cho thời kỳ toàn cầu.

Trung Quốc sẽ nâng vị thế với 600 tỷ USD? ảnh 1

Trung Quốc trở nên tỉnh táo hơn khi đặt cạnh hình ảnh tức giận của tổng thống Mỹ trên Twitter. Ảnh: Getty Images.

Tuy nhiên, hơn 3 năm tại vị của Tổng thống Donald Trump không giúp nền kinh tế Mỹ có được sức mạnh cần thiết để giữ vị thế trên cơ Trung Quốc. Chính sách chiến tranh thương mại và bảo hộ của ông chủ Nhà Trắng có thể hiệu quả vào năm 1985. Nhưng ở năm 2020, đòn thuế của ông Trump có tác dụng ngược khi nền kinh tế toàn cầu chật vật vì dịch Covid-19.

Nước đi sai

Ông Trump không tăng khả năng cạnh tranh, năng suất hay tạo ra cơ hội đổi mới. Ông cắt giảm đầu tư vào giáo dục, đào tạo và y tế. Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump làm ngơ cơ sở hạ tầng. Thay vào đó, tổng thống Mỹ cắt giảm thuế cho các tỷ phú mà không hề khuyến khích doanh nghiệp tăng tiền lương hay đẩy mạnh khả năng cạnh tranh.

Theo Forbes, trong vài năm qua, ông Trump đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo bằng cách đặt nới lỏng tiền tệ lên trên cải cách cấu trúc. Đó là lỗi mà Nhật Bản mắc phải từ những năm 1950. Một mình kích thích kinh tế không thể sửa sai hay tăng hiệu quả nền kinh tế.

Cơ sở hạ tầng đổ nát của Mỹ có thể cần đến 600 triệu USD, hay thậm chí 2.000 tỷ USD. Nó không chỉ nhanh chóng tạo ra việc làm mà còn chuẩn bị tốt hơn cho nước Mỹ vào năm 2025, trước khi bị Trung Quốc vượt mặt.

Có một thực tế khác là sự bùng phát của dịch virus corona đến từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) giờ gây bất lợi cho tổng thống Mỹ. Theo Forbes, Trung Quốc rõ ràng cần chịu trách nhiệm về việc xử lý đại dịch Covid-19. Nhưng những trò hề và lời nói dối của ông Trump đã làm chệch hướng sự chỉ trích.

Mỗi cơn thịnh nộ của tổng thống Mỹ trên Twitter chỉ khiến Trung Quốc trông nghiêm túc và tỉnh táo hơn. Mỗi mối đe dọa về thuế quan hay yêu cầu các khoản chi cho quân đội của Tổng thống Trump lại vô tình giúp cho Bắc Kinh.

Trong khi đó, thời kỳ cải cách cơ sở hạ tầng mà ông McConnell đánh mất có thể đi cùng cuộc chiến giữa Mỹ - Trung Quốc suốt nhiều thập kỷ tới.

Đến năm 2025, các nhà đầu tư Mỹ có lẽ sẽ ước họ có thể tự thiết kế một thực tại khác cho riêng mình. Đó là nơi mà Tổng thống Trump và ông McConnell ủng hộ kế hoạch ngăn chặn tình trạng trượt dốc về cơ sở hạ tầng của Mỹ. Và khi nguy cơ này biến thành sự thật, các sử gia kinh tế sẽ nhìn lại những ngày vừa qua và nuối tiếc.

Tin bài liên quan