Trung Quốc không tiến chậm, mà đang… lùi

(ĐTCK) Đó là nhận định về kinh tế Trung Quốc của chuyên gia phân tích Kyle Bass, người từng dự đoán chính xác về cuộc khủng hoảng dưới chuẩn ở Mỹ năm 2008.
Trung Quốc không tiến chậm, mà đang… lùi

Trong vài năm gần đây, không ai thẳng thừng bảy tỏ quan điểm bi quan về kinh tế Nhật Bản nhiều như Kyle Bass. Trong lần phát biểu gần nhất, Bass nhắc lại nghi ngờ của mình về khả năng nước này đẩy lùi được khủng hoảng nợ. Ông cũng nói rằng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ suy giảm mạnh hơn kỳ vọng.

Bass đã thay đổi một khía cạnh trong cách nhìn của mình đối với Nhật Bản. Thay vì dự đoán một sự sụp đổ của thị trường trái phiếu Nhật, ông nhấn mạnh vào sự mất giá mãnh liệt của đồng yên, nhưng không dự đoán khi nào điều đó xảy ra.

Dự đoán của Bass về Trung Quốc là khá bi quan. Ông nói rằng, các ngân hàng của nước này sẽ lao đao với những khoản nợ xấu và rằng, nền kinh tế Trung Quốc trên thực tế đang suy thoái.

“Tôi không nghĩ là các thị trường đang chiết khấu những gì đang thực sự xảy ra tại Trung Quốc”, Bass nói.

Bass là người sáng lập ra Hayman Capital, một quỹ đầu cơ có trụ sở tại Dallas. Ông được nhắc đến nhiều trong một cuốn sách gần đây của Michael Lewis, “The Big Short”. Cuốn sách đã kể về việc Bass đã kiếm lời ra sao qua các phi vụ đầu tư trong cuộc khủng hoảng dưới chuẩn mà ông đã dự đoán chính xác.

Dưới đây là những dự đoán của Bass về nền kinh tế lớn nhất châu Á - và cách mà Bass tin là các nhà đầu tư có thế kiếm lời từ hoàn cảnh của nền kinh tế này.

Kinh tế Trung Quốc thực sự đang suy thoái

Nền kinh tế Trung Quốc không chỉ đang đi chậm lại, mà theo Bass, nó còn đang thụt lùi. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm được công bố của Trung Quốc vẫn là một số dương, Bass nói rằng, tăng trưởng kinh tế của nước này đã là một số âm từ quý IV/2013 đến quý I/2014.

Đó là hậu quả của việc Chính phủ Trung Quốc chi quá nhiều vào các khu vực không hiệu quả của nền kinh tế. Bass nói rằng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) đã hùng hổ với chương trình nới lỏng định lượng của mình, biện pháp mà Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã và đang làm, nhưng phần lớn của lượng tiền đó nằm trong những khoản mở dụng tín dụng phi hiệu quả.

Tài sản của các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã tăng quá 10% GDP trong 3 năm qua, theo Bass. Nếu Mỹ cũng bơm ra một lượng tiền như thế - Bass ước tính là 17.000 tỷ USD - thì kinh tế Mỹ cũng tăng trưởng hơn 7%.

Tổng tài sản của các ngân hàng Trung Quốc hiện xấp xỉ 25.000 tỷ USD, gấp gần 3 lần quy mô 9.000 tỷ USD của nền kinh tế nước này. Tỷ lệ dư nợ có nguy cơ mất vốn của các ngân hàng hiện ở mức 1%, nhưng chúng đang tăng lên, theo Bass. Nhiều trong số các khoản cho vay ra của ngân hàng có liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Bass nói rằng, 55% tăng trưởng GDP của Trung Quốc là từ lĩnh vực xây dựng. Biên lợi nhuận của các khoản tín dụng đó chắc chắn là rất thấp, ông nhận định.

“Chẳng qua cho vay nhiều thì sẽ có tăng trưởng mà thôi”, Bass nói. “Nên khi Trung Quốc bóp nhỏ đầu vào của hệ thống tài chính, không có chuyện sản lượng đầu ra không giảm theo”.

Giảm phát cũng đang đe dọa Trung Quốc. Theo Bass, hệ số giảm phát GDP của nước này hiện đang dưới 0 (tỷ lệ lạm phát trừ (-) tỷ lệ tăng trưởng). Bass dự đoán PboC sẽ tìm cách phá giá đồng nhân dân tệ như một cách để kích thích xuất khẩu và ngăn chặn giảm phát sâu hơn.

Bass nói rằng, nếu các khoản nợ xấu tăng từ 1% lên các mức cao trong lịch sử (13 - 19%) và phải xử lý 100% các khoản nợ xấu nhất, thì Trung Quốc sẽ phải bỏ ra 4.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối của mình. Bass ngụ ý Trung Quốc sẽ cần đến khoản dự dữ đó để ổn định hệ thống ngân hàng, mặc dù ông không nói như vậy.

Hành động của Trung Quốc và sách lược cho nhà đầu tư

Các lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn nhận thức được những nguy cơ mà nền kinh tế của họ phải đối mặt, Bass nói, và họ hy vọng tăng trường kinh tế sẽ chỉ bị chậm lại ở một chừng mực nhất định khi họ tiến hành việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

“Câu hỏi đặt ra là liệu họ có hay không làm điều đó”, Bass nói. “Chúng tôi thực sự tin rằng, họ có thể làm điều đó và rằng, tăng trưởng GDP sẽ giảm xuống thấp hơn nhiều so với mọi người nghĩ”.

“Tôi không nói đó là một thảm họa, hay là một sự kết thúc tồi tệ cho thế giới”, Bass nói. “Tất cả những gì tôi muốn nói là Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại nhanh hơn nhiều mức mà mọi người nghĩ, và bạn cần cân nhắc về trạng thái danh mục của mình vì điều này”.

Bass khuyên mọi người không nên bán tháo cổ phiếu Trung Quốc như là một cách để vốn hóa dự đoán của ông. Thay vào đó, ông nói rằng, các nhà đầu tư nên nhìn vào các đối tác thương mại của Trung Quốc - Australia, New Zealand và Brazil. Các nước này sẽ chịu áp lực tăng lãi suất và tạo ra các cơ hội để nhà đầu tư săn tìm lãi suất chênh lệch.

Tin bài liên quan