Ảnh Shutterstock.

Ảnh Shutterstock.

Triết lý của các ông trùm chứng khoán

(ĐTCK) George Soros: "Tôi giàu có vì tôi biết khi nào mình sai và tôi tồn tại được nhờ nhận ra các sai lầm của mình"

Không sợi dây gì dài như sợ dây kinh nghiệm, nhưng bạn không nhất thiết phải tự học được tất cả các kinh nghiệm mà có thể học hỏi thông qua bài học của những người thành danh, ông trùm chứng khoán chẳng hạn. 

Warren Buffett “Nguyên tắc số 1, không để mất tiền" Nguyên tắc số 2: “Nếu mất tiền xem lại nguyên tắc số 1”

Triết lý của các ông trùm chứng khoán ảnh 1

Câu nói của ông ngắn gọn nhưng bao hàm ý nghĩa rất lớn, đó là cả một quá trình.

Khi nghiên cứu về các triết lý đầu tư của những nhà đầu tư huyền thoại, điều ngạc nhiên là càng trải nghiệm, đau thương nhiều thì các đúc kết của họ càng ngắn gọn và sâu xa. Một người mới bước chân vào đầu tư nếu có đọc thì cũng chưa thể nào hiểu hết được ý nghĩa của các đúc kết này.

Ví dụ, với nhà đầu tư Warren Buffett, nguyên tắc số 1 của ông là “Không để mất tiền”. Vậy làm sao để không mất tiền? Câu chuyện này có thể dài hàng nghìn tập. Warren Buffett từng nói "Những bài học giá trị cần phải được dạy đi dạy lại nhiều lần".

Phillip Fisher đi tiên phong trong trường phái đầu tư tăng trưởng

Triết lý của các ông trùm chứng khoán ảnh 3

Trong cuốn “Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường”, nhà đầu tư Phillip Fisher đã chọn ra 15 tiêu chí mà cả đời ông mới đúc kết được giúp nhà đầu tư chọn ra được các công ty tăng trưởng. Một doanh nghiệp chỉ cần thỏa mãn phần lớn các tiêu chí đó là có thể nắm giữ trọn đời và cho mức sinh lời không tưởng (Phillip Fisher đã nắm giữ Motorola 20 năm và giá cổ phiếu tăng 30 lần).

15 tiêu chí này bao phủ mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp, nếu không muốn nói là yêu cầu của ông rất khắt khe và tiêu chuẩn đặt ra cao (xem bảng).

Tham khảo các triết lý của Phillip Fisher, ban đầu sẽ dễ cảm thấy khó chịu với nhiều câu hỏi. Chẳng hạn, cái khó khăn nhất là với một nhà đầu tư cá nhân là khả năng tiếp cận và đánh giá ban lãnh đạo hay hệ thống kế toán của một công ty, với nhà đầu tư đại chúng thì làm sao có thể biết được? Tuy nhiên, tìm hiểu sâu hơn về nhà đầu tư này sẽ thấy, nguyên tắc này là một quá trình tích lũy lâu dài, ông thường không nhận quản lý quá nhiều tài sản và chỉ tập trung vào các nhà đầu tư thân thiết (khoảng hơn 10 khách hàng).

Khi sở hữu đến một quy mô nhất định tại doanh nghiệp, việc tiếp cận với ban lãnh đạo sẽ không quá khó khăn. Đối với Phillip Fisher, một công ty tăng trưởng sẽ luôn có những thế mạnh để tăng trưởng không ngừng trong các năm tiếp theo. Warren Buffett cũng từng thừa nhận 15% chiến lược của ông kế thừa từ Phillip Fisher. 

Peter Lynch “Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một nhà đầu tư là chọn doanh nghiệp dưới góc nhìn của người tiêu dùng”

Triết lý của các ông trùm chứng khoán ảnh 4

Nhà đầu tư được coi là “phù thủy” phố Wall - Peter Lynch với triết lý đầu tư nghe có vẻ đơn giản: “Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một nhà đầu tư là góc nhìn lựa chọn tinh hoa của doanh nghiệp được chọn mua - được xác định không phải với vị trí từ góc nhìn một nhà quản lý, mà là góc nhìn của một người tiêu dùng.

Là nhà đầu tư, rất quan trọng khi chúng ta nhìn các cổ phiếu dưới góc nhìn người tiêu dùng. Triết lý này không quá khó để thực hiện. Bạn hãy quan sát nhiều hơn về hành vi (mua, hoặc quan trọng hơn - các hành vi không mua) của người tiêu dùng để đánh giá về mức độ phổ biến và tích cực của thương hiệu mục tiêu.

Cuốn “Stock Wizard - Phù thủy chứng khoán” của Jack Schwager là những cuộc phỏng vấn của ông với các nhà giao dịch hàng đầu, quản lý khối tài sản lớn và đã chiến thắng được thị trường trong nhiều năm. Hầu hết các nhân vật đều có điểm chung đặc điểm là có cảm tính mạnh mẽ, nhạy cảm về thị trường, ra quyết định có thể là dựa trên cảm tính nhiều hơn là lý trí.

Tuy nhiên, nếu bạn không được trời phú cho các phẩm chất đó để trở thành một nhà giao dịch thành công thì cũng nên học các nhà đầu tư huyền thoại các kinh nghiệm sau:

1. Phải có hệ thống giao dịch riêng. Thị trường sẽ học được “công thức” của chúng ta rất nhanh, nên phải không ngừng cải tiến hệ thống.

2. Phải tuân thủ kỷ luật, thường các nhà giao dịch sẽ thất bại nếu bị chi phối quá nhiều bởi cảm xúc và các sự kiện ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của mình. Cách tốt nhất để khắc phục là không giao dịch trong khoảng thời gian này.

3. Đảo ngược giao dịch sửa sai ngay tức khắc và không có ngoại lệ.

Những quan điểm đọc thì thấy đơn giản, nhưng khi “vào trận” sẽ thấy muôn vàn thứ chi phối. Có ai đó đã nói “Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công”. Để giữ được tiền, Peter Lynch có một số lời khuyên cho nhà đầu tư như sau:

1. Thua lỗ lớn nhất trong cổ phiếu thường đến từ các công ty có bảng cân đối kế toán không tốt.

2. Mọi người đều có khả năng kiếm tiền từ chứng khoán, nhưng không phải ai cũng có sự gan lì. Nếu bạn dễ dàng bán cổ phiếu khi thị trường dao động thì tốt nhất bạn nên tránh xa chứng khoán và cả các quỹ tương hỗ.

3. Về lâu dài, chắc chắn 100% có mối tương quan giữa sự thành công của công ty và giá cổ phiếu. Đây chính là chìa khóa để kiếm tiền. Bạn phải kiên nhẫn và mua cổ phiếu của những công ty kinh doanh tốt.

4. Nuôi cổ phiếu cũng giống như nuôi con, không nên nuôi nhiều để không chăm sóc được chu đáo, cũng như không nên ôm đồm nhiều cổ phiếu trong tay. Bạn chỉ thành công thực sự khi tập trung vào một việc.

5. Nếu bạn không thể tìm thấy cổ phiếu nào đủ hấp dẫn thì hãy gửi tiền vào ngân hàng cho đến khi bạn phát hiện ra nó.

6. Bất cứ khi nào phải dự đoán thị trường, kỹ năng cần thiết không phải là lắng nghe, mà là ngáp. Bí quyết ở đây là đừng học cách tin vào những cảm xúc bên trong bạn, mà phải rèn luyện bản thân để đưa ra những quyết định logic và dựa hoàn toàn vào lý trí.

Thực tế, không sợi dây gì dài như sợi dây kinh nghiệm, rút hoài mà không hết. Nhà đầu tư hãy tập tư duy khách quan, độc lập, đồng thời rèn luyện bằng cách ghi chép, làm bài tập về nhà thật nhiều. Mong bạn sẽ mang theo những bài tập bên mình để đón một năm mới thật thành công và hạnh phúc trong từng trải nghiệm “chứng trường”.

Tin bài liên quan