Trụ sở Twitter tại San Francisco. Ảnh: Getty Images.

Trụ sở Twitter tại San Francisco. Ảnh: Getty Images.

Thu nhập trăm nghìn USD vẫn thuộc 'hộ nghèo' ở Silicon

Mức lương tới 6 con số mỗi năm của các kỹ sư phần mềm không khiến họ cảm thấy thoải mái khi chi phí về nhà ở và sinh hoạt tại khu vực vịnh San Francisco không ngừng tăng.

Một nhân viên giấu tên đang làm việc cho Twitter mới đây chia sẻ về hoàn cảnh của bản thân, dù đang có mức thu nhập 160.000 USD mỗi năm, khoảng 3,5 tỷ đồng.

"Tôi không trở thành một kỹ sư phần mềm chỉ để cố gắng kiếm tiền đủ sống", người đàn ông 40 tuổi này nói. Ông cũng nói thêm rằng mức thu nhập này là "khá xấu" để duy trì cuộc sống cho một gia đình ở vùng này.

Chia sẻ với Guardian, nhân viên ẩn danh này cho biết chi phí lớn nhất mà họ phải trả là tiền thuê nhà, khoảng 3.000 USD mỗi tháng cho một căn nhà hai phòng ngủ, trong khu vực mà ông mô tả đã là nơi có giá thuê "siêu rẻ". Người đàn ông này sống cùng vợ và hai đứa con.

Vùng vịnh San Francisco là một trong những thị trường nhà đất cho thuê cạnh tranh nhất tại Mỹ, bởi có thung lũng Silicon nằm ở phía Nam. Tại đây, giá thuê nhà trung bình rơi vào khoảng 4.200 USD, thuộc hàng cao nhất thế giới.

Bên cạnh đó là các chi phí đi kèm như giáo dục, cứu hỏa, y tế... khiến không chỉ tầng lớp thu nhập thấp mà thậm chí cả trung lưu cũng phải cẩn trọng tính toán. Và việc ngày càng có nhiều người đổ tới làm việc tại thung lũng Silicon khiến cho thị trường nhà ở càng trở nên có sự cạnh tranh gay gắt.

Các kỹ sư cấp cao tại những công ty như Google, Uber, Airbnb hay Twitter có thể sẽ phải trả từ 40% đến 50% tiền lương để thuê một căn hộ ở gần nơi làm việc.

Theo điều tra của Guardian, nhiều trường hợp tương tự như người đàn ông này nằm trong số các nhân viên công nghệ cao, có mức thu nhập từ 100.000 USD đến 700.000 USD một năm.

Hầu như tất cả người được hỏi đều yêu cầu giấu tên, vì sợ bị công ty "trả thù" khi công khai về tình trạng khó khăn của mình.

Thu nhập trăm nghìn USD vẫn thuộc 'hộ nghèo' ở Silicon ảnh 1

 Mọi người đạp xe và đi dạo qua khuôn viên chính của Facebook tại Menlo Park, California. Ảnh: Getty Images

Một số người cho biết đã khiến nại, đấu tranh để được nâng cao thu nhập nhưng cái nhận được chỉ là sự thất vọng. Theo lời kể của một giám đốc bộ phận tại Facebook nay đã rời khỏi công ty.

Năm ngoái, một kỹ sư thậm chí hỏi thẳng vấn đề này trước mặt Mark Zuckerberg, đặt câu hỏi liệu công ty có thể trợ cấp thêm cho họ để đối phó với tình trạng giá cả leo thang được không.

Một nhân viên của Apple gần đây đang sống trong một nhà để xe ở Santa Cruz, sử dụng thùng rác để thay cho nhà vệ sinh. Một công nhân công nghệ khác cho biết ông đang sống cùng 12 kỹ sư khác, trong một căn hộ hai phòng ngủ.

"Đó là chiếc giường trị giá 1.100 USD mỗi tháng và 5 người phải ở chung một phòng. Một anh thì đang sống trong 'căn phòng riêng' rộng như tủ quần áo, với giá 1.400 USD", ông nói.

"Chúng tôi kiếm được khoảng 1 triệu USD, nhưng không thể đủ tiền mua một căn nhà. Giấc mơ Mỹ không tồn tại ở đây", một người phụ nữ khoảng 50 tuổi đang làm công việc tiếp thị kỹ thuật số cho một công ty viễn thông lớn cho biết.

Chồng cô làm kỹ sư tại một công ty truyền thông khác. Nghi ngờ mình đang bị ung thư, trong khi Obamacare có thể bị xóa bỏ trong tương lai, người phụ nữ này rất lo lắng nếu sau này bị mất việc.

Michelle, một nhân viên công nghệ 28 tuổi, đang làm việc tại một công ty dữ liệu với mức lương 6 con số cho biết cơ hội duy nhất của cô là tìm mua được một căn nhà, khi kết hợp thu nhập với "đối tác" của mình.

"Đó là tất cả những gì bạn có thể làm", cô nói.

Michael, 41 tuổi, làm việc tại một công ty mạng ở thung lũng Silicon năm ngoái kiếm được 700.000 USD. Hằng ngày ông phải đi làm trên quãng đường dài 35 km, đôi khi mất 2 tiếng rưỡi.

Mới đây, vợ chồng ông đã đến xem một ngôi nhà có thể rút ngắn quãng đường đi làm xuống còn 12 km. Nó rộng khoảng 500 m2, có giá niêm yết 1,4 triệu USD. Tuy nhiên, căn nhà đã được bán xong với giá 1,7 triệu USD, chỉ trong 24 giờ.

Sau cùng, Michelle quyết định sẽ chuyển tới sống và làm việc ở San Diego, một thành phố thung lũng Silicon gần 800 km. Ông tin rằng khi không còn áp lực chi phí sinh hoạt, áp lực công việc, cả gia đình có thể sống thoải mái và tươm tất hơn.

"Chúng tôi sẽ dứt khoát sống tốt hơn hiện nay", người đàn ông này cho biết dù sắp đối mặt với việc phải tiết kiệm, bỏ qua các chi phí "trần tục" hằng ngày như 8 USD để mua cà phê và bánh vòng, hay 12 USD cho một ly nước ép.

Tin bài liên quan