Khung cảnh nhà máy lọc dầu Baiji tại Baghdad, nơi IS nắm giữ

Khung cảnh nhà máy lọc dầu Baiji tại Baghdad, nơi IS nắm giữ

Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng sau cáo buộc mua dầu từ IS

(ĐTCK) Có một sự thật rõ ràng rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ máy bay quân sự của Nga không phải là lý do duy nhất khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin giận dữ. Theo đó, ông Putin đã nhắc lại một mối lo ngại khác, đó là Thổ Nhĩ Kỳ đã mua lại dầu mỏ từ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Sau khi máy bay Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, Nga lên tiếng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đã trả tiền cho các phần tử khủng bố IS nhằm mua lại dầu mỏ. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phủ nhận cáo buộc này, coi đây là một hành động vu khống.

Trả lời France 24, ông Erdogan cho biết: “Họ (Nga) đã nói dối, vu khống. Chúng tôi không bao giờ có mối quan hệ thương mại kiểu như vậy với các tổ chức khủng bố. Chúng tôi có thể chứng tỏ điều này và nếu không, Tayyip Erdogan sẽ rời bỏ vị trí của mình”.

Tổ chức khủng bố khét tiếng IS kiểm soát một số giếng dầu tại Iraq, phía đông Syria và vẫn xoay sở để giữ vững hoạt động sản xuất, bất chấp việc Nga, Mỹ và các nước đồng minh khác liên tục tiến hành các cuộc không kích.

“IS có rất nhiều tiền, hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ USD từ việc bán dầu mỏ. Bên cạnh đó, chúng được bảo vệ bởi lực lượng quân đội của một quốc gia. Đó là lý do chúng trở nên manh động và trơ trẽn đến vậy”, ông Putin nói, trích lời từ hãng tin RT tại Nga.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, nguồn thu từ dầu mỏ giúp IS có khoảng 40 triệu USD mỗi tháng, theo New York Times đưa tin vào giữa tháng 11.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng thường xuyên bị cáo buộc đã tiến hành việc mua dầu mỏ từ IS. Tuy nhiên, vấn đề này lại nóng lên khi căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ kỳ bùng nổ sau vụ máy bay bị bắn rơi.

Trong tháng 6/2014,Ali Edibogluan, một thành viên Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc đảng đối lập cho biết, IS đã “buôn lậu” 800 triệu USD dầu mỏ vào Thổ Nhĩ Kỳ từ Syria và Iraq, theo Al Monitor đưa tin.

“Sự hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ với hàng nghìn người thuộc lực lượng này là vô cùng nguy hiểm”, Edibogluan nhấn mạnh.

Trong tháng này, tờ Guardian đưa tin cho biết IS kiểm soát 6 giếng dầu tại IS. Nhóm này được cho rằng đã bán dầu mỏ cho các thương nhân người Kurd và Iraq, sau đó những đầu mối này sẽ bán dầu mỏ sang Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Gần đây, Nga đã tìm cách để phá hủy cơ sở hạ tầng, khiến IS không thể vận chuyển và bán dầu mỏ sang các khu vực lân cận. Trong tuần trước, không quân Nga cho biết đã phá hủy khoảng 500 tàu và các phương tiện vận chuyển dầu của IS.
Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng sau cáo buộc mua dầu từ IS ảnh 1

Một cơ sở dầu mỏ tại khu vực chưa xác định của Syria do IS nắm giữ bị không quân Nga phá hủy (18/11/2015)

Những xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ khiến dự án xây dựng đường ống “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” gặp nhiều trở ngại. Việc đàm phán giữa 2 nước chính thức dừng lại vào tháng 10, khi Gazprom, công ty năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Nga cho biết, họ sẽ cắt giảm khối lượng khí đốt qua hệ thống đường ống này bằng 1 nửa so với kế hoạch và sẽ trì hoãn việc hoàn thiện cho tới cuối năm 2017.
Tin bài liên quan