Thâm hụt tài khóa của Mỹ lên mức báo động kể từ Thế chiến II

Thâm hụt tài khóa của Mỹ lên mức báo động kể từ Thế chiến II

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Giữa sự tàn phá kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, Chính phủ Mỹ đang tiến gần đến một cột mốc tài chính mới nhưng gây đáng ngại: Số tiền đi vay nhiều hơn so với số tiền thu.

Lần cuối cùng điều đó xảy ra là vào năm cuối cùng của Thế chiến II năm 1945. Theo số liệu của Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng, chính phủ đã thu được 45,2 tỷ USD nhưng thâm hụt tới 47,6 tỷ USD trong năm đó.

Còn trong tháng 7 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã thu được 2.824 tỷ USD chủ yếu thông qua các khoản thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, nhưng đã chi đến 5.631 tỷ USD dẫn đến phải đi vay 2.807 tỷ USD để bù đắp thâm hụt ngân sách.

Mỹ đang cố gắng ứng phó với đại dịch toàn cầu đã làm sụt giảm nguồn thu của các bang và liên bang khi việc làm biến mất. Đại dịch cũng yêu cầu chính phủ chi tiêu cao hơn vì Quốc hội và Nhà Trắng đã đồng ý về khoản cứu trợ COVID-19 trị giá 2.400 tỷ USD vào đầu năm nay.

Shai Akabas, Giám đốc Trung tâm chính sách Bipartisan – một nhóm chuyên gia cố vấn tại Washington nhằm thúc đẩy hoạt động của hai đảng lưu ý rằng Văn phòng Ngân sách Quốc hội vào tháng 6 cho biết họ dự kiến mức thâm hụt 3.700 tỷ USD cho năm tài chính, kết thúc vào ngày 30/9.

“Con số đó sẽ tăng lên nếu Quốc hội thông qua thêm gói kích thích mới vào tháng tới trước khi kết thúc năm tài chính”, ông nói thêm.

Chi tiêu nhiều hơn từ tiền đi vay so với thu nhập sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng khác trong một năm đã thổi bay hầu hết các kỳ vọng. Mức thâm hụt này sẽ là mức thâm hụt lớn nhất từ trước đến nay về quy mô tuyệt đối, vượt xa mức 1.413 tỷ USD của năm 2009.

Nếu xét về số tương đối về tỷ trọng theo nền kinh tế, một thước đo mà hầu hết các nhà kinh tế cho rằng phản ánh tốt hơn trong bối cảnh thâm hụt ngân sách, mức thâm hụt trong năm 2020 có thể chỉ ở mức thứ 4 so với mức đỉnh kỷ lục vào thời điểm 1943 -1945 với mức thâm hụt 26,9% theo quy mô của nền kinh tế và hiện tại đang ở mức 20,9%.

Tuy nhiên, khoản nợ ngày càng tăng đã đủ để khiến Fitch Ratings vào tháng 7 hạ dự báo về khoản nợ của Kho bạc Mỹ, thay đổi triển vọng từ “ổn định” thành “tiêu cực”. Tuy nhiên, họ vẫn giữ xếp hạng chung cho Kho bạc ở mức AAA.

“Thâm hụt tài khóa cao và nợ đã tăng lên trong trung hạn ngay cả trước khi bắt đầu cú sốc kinh tế khổng lồ do Covid-19 gây ra”, Fitch cho biết.

Tin bài liên quan