Những câu hỏi đặt ra trước phiên điều trần luận tội tại Thượng viện quyết định số phận ông Trump

Những câu hỏi đặt ra trước phiên điều trần luận tội tại Thượng viện quyết định số phận ông Trump

(ĐTCK) Phiên tòa chính thức của vụ án luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu vào ngày 16/1, khi Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ John Roberts và các thượng nghị sĩ tuyên thệ. Phiên điều trần dự kiến diễn ra vào thứ Ba tới, ngày 21/1.

 

Các đối thủ chính trị có cơ hội để kết tội nhà lãnh đạo Mỹ hay không?

Theo Hiến pháp Mỹ, cần có sự đồng ý của ít nhất 2/3 số thượng nghị sĩ để phế truất tổng thống khỏi chiếc ghế quyền lực. Đây được coi là nhiệm vụ bất khả thi, bởi phần lớn số ghế tại thượng viên Mỹ thuộc về đảng của ông Trump - Đảng Cộng hòa. 

Để tăng cơ hội thành công, Đảng Dân chủ đã tạm dừng quá trình luận tội một tháng. Trong thời gian này, họ đã cố gắng tìm ra những lập luận mới để chứng minh cho việc nhà lãnh đạo Mỹ vi phạm luật pháp. Phe đối thủ của ông Trump đã chuẩn bị những tài liệu chưa từng được sử dụng trước đó để dành cho phiên toà tại Thượng viện. 

Những câu hỏi đặt ra trước phiên điều trần luận tội tại Thượng viện quyết định số phận ông Trump ảnh 1

Các thành viên Hạ viện đã mang các cáo trạng luận tội lên Thượng viện. Dẫn đầu là Chủ tịch Uỷ ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff. Ảnh: AP.

Trong số đó, có bản sao một lá thư từ luật sư đại diện của ông Trump là Rudy Giuliani. Theo truyền thông phương Tây, trong thư, ông Giuliani, với vị trí là luật sư của Tổng thống, đã cố gắng tìm kiếm những thông tin phỉ báng, phủ bóng lên cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, người được coi ông là đối thủ chính của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.

Những câu hỏi đặt ra trước phiên điều trần luận tội tại Thượng viện quyết định số phận ông Trump ảnh 2

Lev Parnas (giữa). Ảnh: Getty Images.

Ngoài ra, các tài liệu được cung cấp bởi Lev Parnas, một doanh nhân Mỹ gốc Ukraine và là một trợ lý của ông Giuliani, cũng đã sẵn sàng. Theo lời khai của doanh này, chính ông là người đã đưa ra đề xuất gây áp lực lên Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để mở một cuộc điều tra chống lại con trai của Joe Biden, đang làm việc tại Ukraine. 

 Các sự kiện xung quanh luận tội trước đó được phát triển như thế nào?

Cuộc bỏ phiếu trước đó về việc tước bỏ quyền lực của Tổng thống Trump đã diễn ra vào ngày 18/12/2019 tại Hạ viện Mỹ. Các nhà lập pháp tại Hạ viện đã bỏ phiếu thông qua việc luận cho ông Trump hai tội danh lạm quyền và cản trở Quốc hội. 

Về tội danh đầu tiên, 230 hạ nghị sĩ bỏ phiếu thuận, 197 hạ nghị sĩ bỏ phiếu chống. Với tội danh thứ hai, con số này lần lượt là 229 và 198.

Điểm đáng chú ý tại phiên luận tội tại Hạ viện là phiên họp cho thấy rõ ràng đây là màn đối đầu thể hiện sự đoàn kết giữa Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ. Trong khi tất cả các nhà lập pháp đến từ Đảng Cộng hoà đều bỏ phiếu chống lại luận tội, thì đại đa số hạ nghị sĩ Dân chủ cũng quyết tâm bỏ phiếu chống lại Tổng thống.

Có 4 trường hợp ngoại lệ đều là các nghị sĩ Dân chủ: Jeff van Drew và Collin Peterson cho rằng cả hai cáo buộc đưa ra chưa đủ để quy thành tội danh cho nhà lãnh đạo Mỹ, Jared Golden chỉ bỏ phiếu tội lạm quyền, và Tulsi Gabbard bỏ phiếu trắng ở cả hai lượt bỏ phiếu.

 Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau một phiên tranh luận quan điểm gay gắt giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ.

"Nếu chúng tôi không hành động ngay lập tức, chúng tôi sẽ vi phạm nghĩa vụ của mình. Thảm kịch là do những hành động vô trách nhiệm của Tổng thống, cần tước bỏ quyền lực của ông ta", Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói. 

Những câu hỏi đặt ra trước phiên điều trần luận tội tại Thượng viện quyết định số phận ông Trump ảnh 3

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Ảnh: Getty Images.

Trong khi đó, những người ủng hộ ông Trump cáo buộc Đảng Dân chủ đang cố gắng phủ nhận kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và gây ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu năm 2020, khởi xướng một tiến trình vô căn cứ từ lúc bắt đầu.

"Vụ kiện mà Hạ viện đang xem xét hôm nay chỉ dựa trên một điều - lòng căm ghét tổng thống của chúng ta. Đây là một vụ bê bối, có thể được gọi là một cuộc "săn phù thủy". Những gì đang xảy ra chẳng khác gì những cố gắng cho một cuộc đảo chính", hạ nghị sĩ Cộng hoà Michael Rogers phát biểu trước cuộc bỏ phiếu. 

Ông Trump phản ứng gì trước phiên điều trần tại Thượng viện?

Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn không ngừng bình luận theo các sự kiện xung quanh thủ tục luận tội.

Ngày 15/1, nhà lãnh đạo Mỹ gọi những gì đang xảy ra là "vô nghĩa", kêu gọi các thành viên Đảng Cộng hòa của mình tự đứng lên. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng các đối thủ của ông không có cơ hội kết tội tại Thượng viện và cách tốt nhất là hoàn thành cuộc bỏ phiếu nhanh chóng.

Những câu hỏi đặt ra trước phiên điều trần luận tội tại Thượng viện quyết định số phận ông Trump ảnh 4

Ông Trump phát biểu tại Lễ ký kết thoả thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một hôm 15/1. Ảnh: Getty Images.

"Tôi cho là các ông nên bỏ phiếu ngay bây giờ thì hơn là cứ ngồi đấy, và đợi tôi giới thiệu. Những sự kiện ảo tưởng đang diễn ra kìa, hãy làm gì đó đi", BBC dẫn lời ông Trump kêu gọi các thượng nghị sĩ Cộng hoà quay lại Đồi Capitol trong buổi lễ ký kết thoả thuận thương mại Mỹ - Trung tại Nhà Trắng.

 Trước đó, trước thềm cuộc bỏ phiếu của Hạ viện, Donald Trump cũng đã bình luận về những nỗ lực luận tội của phe Dân chủ trong một bức thư 6 trang gửi cho bà Nancy Pelosi. Ông Trump  tuyên bố hành động của Đảng Dân chủ là khơi mào chiến tranh và đảo chính. 

"Bằng việc tiến hành việc luận tội vô căn cứ, bà đã vi phạm lời tuyên thệ của mình. Bà đang phá bỏ sự trung thành của mình với Hiến pháp và tuyên chiến với nền dân chủ Mỹ. Bà coi dân chủ như kẻ thù của mình", ông Trump gay gắt.

Liệu Đảng Cộng hoà sẽ hoàn toàn đứng về phía Tổng thống?

 Việc loại bỏ ông Trump khỏi chính trường không hề đơn giản, bởi thực tế là các đối thủ của ông cần 2/3 số phiếu ủng hộ tại Thượng viện. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu 20 thượng nghị sĩ Cộng hòa "bất ngờ" bỏ chạy sang phe Dân chủ. Thật khó để tưởng tượng ra một kết cục như vậy khi mà theo các cuộc thăm dò dư luận, đại đa số cử tri cộng hòa đều đang đứng về phía Tổng thống.

Những câu hỏi đặt ra trước phiên điều trần luận tội tại Thượng viện quyết định số phận ông Trump ảnh 5

Lãnh đạo phe Cộng hoà tại Thượng viện Mitch McConnell. Ảnh: EPA.

Bình luận về khả năng kết tội ông Trump, Lãnh đạo phe Cộng hoà tại Thượng viện Mitch McConnell còn khẳng định: "Chẳng có cơ hội nào hết".

Ai sẽ lên nắm trong trường hợp ông Trump bị phế truất?

 Mặc dù là một khả năng cực kỳ khó xảy ra, nhưng trong trường hợp ông Trump bị kết tội, quyền lực của nguyên thủ quốc gia sẽ thuộc về Phó Tổng thống Mike Pence và sẽ duy trì cho đến tháng 1/2021. 

Những câu hỏi đặt ra trước phiên điều trần luận tội tại Thượng viện quyết định số phận ông Trump ảnh 6

Ông Trump và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. Ảnh: Getty Images.

Bầu cử sớm là không thể, bởi vì Đảng Dân chủ còn chưa có đủ thời gian để quyết định ứng cử viên tổng thống của đảng mình trong một loạt các cái tên tiềm năng. Nếu quyền lực chuyển sang cho ông Pence, Phó Tổng thống cũng sẽ được đề cử làm Tổng thống Mỹ cho nhiệm kỳ tiếp theo.

 Mỹ đã rơi vào tình huống tương tự vào năm 1974, khi Tổng thống Richard Nixon từ chức cũng trong một bê bối luận tội. Sau đó, vị trí của ông đã được đảm nhiệm bởi Phó Tổng thống Gerald Ford, người đã hoàn thành đến cuối nhiệm kỳ và sau đó tiến lên làm tổng thống Mỹ ở nhiệm kỳ tiếp theo.

 Dư luận Mỹ nói gì về bê bối luận tội?

 Theo một khảo sát do Đại học Monmouth thực hiện sau khi bê bối nổ ra, hơn 60% người Mỹ nhìn thấy vấn đề nghiêm trọng trong nội dung cuộc trò chuyện của ông Trump với ông Zelensky, cuộc điện đàm đã thành cái cớ để khởi động luận tội, nhưng chỉ có 44% ủng hộ luận tội. 

 Nhiều người trong số các đối thủ của Tổng thống, bao gồm cả bà Pelosi, trước đấy đã coi luận tội là biện pháp cực đoan nhất, không loại trừ khả năng luận tội sẽ giúp lôi kéo cử tri đứng về phía Trump và gây nguy hiểm cho Đảng Dân chủ ôn hòa.

Tuy nhiên, những người khác, ngược lại, tin rằng, thông qua việc khởi động thủ tục luận tội, Đảng Dân chủ có thể củng cố vị trí cho một ứng viên khác và thu hút dư luận đứng về phía mình.

 Theo giới quan sát, số lượng những người ủng hộ luận tội vẫn còn ít, nhưng đang tăng lên. Vì vậy, chiến lược của Đảng Dân chủ vẫn có thể sẽ thành công. Tuy nhiên, Nhà Trắng tin chắc rằng, thủ tục luận tội sẽ giúp ông Trump tái đắc cử nhiệm kỳ tới, mặc dù đây sẽ vẫn là một vết đen trên con đường chính trị của ông.

 Đã có trường hợp tương tự trong lịch sử Mỹ hay chưa?

Những câu hỏi đặt ra trước phiên điều trần luận tội tại Thượng viện quyết định số phận ông Trump ảnh 7

Andrew Johnson - Richard Nixon - Bill Clinton.

Tại Mỹ, thủ tục luận tội nguyên thủ quốc gia đã được khởi xướng ba lần, nhưng chưa bao giờ hoàn thành. 

 Năm 1868, Tổng thống Andrew Johnson (nhiệm kỳ 1865 - 1869) bị buộc tội cách chức bất hợp pháp Bộ trưởng Chiến tranh. Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton (nhiệm kỳ 1992 - 2000) bị buộc tội khai man và cản trở công lý. Cả hai trường hợp này sau đó đều được Thượng viện tha bổng.

 Còn Tổng thống Richard Nixon (nhiệm kỳ 1969 - 1974) đã từ chức ngay trước cả khi phiên điều trần tại Thượng viện bắt đầu. Vụ luận tội của ông liên quan đến một vụ bê bối chính trị cấp cao được gọi là "Watergate".

Tin bài liên quan