Máy bay Airbus, một trong những mặt hàng của EU bị Mỹ đánh thuế (Ảnh: Airbus).

Máy bay Airbus, một trong những mặt hàng của EU bị Mỹ đánh thuế (Ảnh: Airbus).

Mỹ chính thức áp thuế lên lượng kỷ lục hàng hóa từ đồng minh EU

Mỹ ngày 18/8 đã chính thức áp thuế lên lượng hàng hóa trị giá kỷ lục 7,5 tỷ USD từ EU, bất chấp lời cảnh báo trả đũa từ liên minh châu Âu.

Theo AFP, tính từ nửa 00h01 ngày 18/10, Mỹ chính thức áp thuế lên mức kỷ lục 7,5 tỷ USD hàng hóa EU, trong đó hãng sản xuất máy bay Airbus, rượu vang cùng các sản phẩm khác xuất xứ từ khu vực này.

Đòn thuế đã chính thức được áp lên hàng hóa EU sau khi các quan chức của khối liên minh và đại diện thương mại Mỹ không thể thành công trong việc đạt được một thỏa thuận vào phút chót.

Trước đó, tổ chức Thương mại Thế giới hồi đầu tuần đã chấp thuận cho Mỹ áp thuế lên EU. Động thái của Washington diễn ra trong bối cảnh họ vẫn đang vướng vào cuộc thương chiến với Trung Quốc.

Hiện 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt được thỏa thuận thương mại một phần nhằm hoãn tăng thuế, song giới quan sát cho rằng để đạt được một thỏa thuận toàn diện không phải là nhiệm vụ đơn giản.

Kể từ ngày hôm nay, mức thuế Mỹ áp lên các mặt hàng máy bay của Airbus, tập đoàn do Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha hợp tác sáng lập, sẽ là 10%. Trong khi đó, rượu từ Pháp, Tây Ban Nha, Đức và một số sản phẩm nông nghiệp khác sẽ đối mặt với mức thuế 25%.

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire (Ảnh: Reuters).

Phát biểu tại Washington vài giờ trước khi đòn thuế quan chính thức có hiệu lực, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cảnh báo rằng động thái của Mỹ có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

“Châu Âu sẵn sàng đáp trả trong khuôn khổ quy định của WTO”, ông Le Maire nói với truyền thông sau cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.

“Quyết định này sẽ gây ra hậu quả rất tiêu cực trên góc độ kinh tế và chính trị”, quan chức Pháp nhận định, tiết lộ ông sẽ có kế hoạch gặp Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer hôm nay.

Trong tình thế kinh tế toàn cầu đang chững lại, “tôi nghĩ trách nhiệm của chúng ta là làm tốt nhất có thể để tránh xung đột”, ông Le Maire nói, cảnh báo Mỹ không nên bắt đầu một mặt trận xung đột thương mại mới và kêu gọi giải pháp đàm phán.

Châu Âu cũng có kế hoạch áp thuế lên hãng sản xuất máy bay Mỹ Boeing nhằm đáp trả việc Washington có động thái trợ giá cho Boeing, theo hãng tin AFP.

Tuy nhiên, hồi tháng 7, họ đã đề xuất cả 2 phía "đình chiến" liên quan tới vấn đề trợ giá các hãng sản xuất máy bay, thay vào đó là nhận lỗi và ngừng động thái này.

Hôm 16/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích châu Âu đã đối xử bất công với Mỹ về thương mại nhưng tuyên bố ông vẫn cởi mở với việc đàm phán để dàn xếp căng thẳng.

Viễn cảnh leo thang căng thẳng

Theo AFP, châu Âu đang có mối lo khác đó là Mỹ có thể sẽ áp thuế lên xe hơi nhập khẩu từ EU vào giữa tháng 11. Động thái này có thể tác động nghiêm trọng tới ngành sản xuất ô tô Đức ngay cả với những “ông lớn” của nước này như Volkswagen hay BMW dù họ có nhà máy sản xuất ở Mỹ.

Ông Trump từng cáo buộc rằng ô tô của Mỹ rất khó để mang tới châu Âu trong khi EU dễ dàng đưa xe hơi vào thị trường Mỹ. 

Với quan điểm “Nước Mỹ là trên hết”, từ khi nhậm chức năm 2017, ông Trump đã có các chính sách theo hơi hướng bảo hộ và từng áp thuế nhập khẩu lên sắt và nhôm của EU và các đồng minh.

Tin bài liên quan