Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia có thể bắt tay cùng thành lập một dự án thay thế cho sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường”

Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia có thể bắt tay cùng thành lập một dự án thay thế cho sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường”

Dự án Một Vành đai, Một Con đường của Trung Quốc có “đối thủ” mới

Bốn quốc gia - Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia - có thể bắt tay cùng thành lập một dự án thay thế cho sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” (OBOR) của Trung Quốc nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Theo một báo cáo trích lời một quan chức cao cấp của Mỹ, kế hoạch này nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp giữa Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và Tổng thống Donald Trump vào cuối tuần này.

Tuy nhiên, nguồn tin này cũng cho biết thêm rằng, kế hoạch vẫn còn "mới mẻ" và "chưa đủ hoàn thiện" để được công bố khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Mỹ.

Dự án hàng tỷ USD “Một Vành đai, Một Con đường” của Trung Quốc được thực hiện nhằm kết nối châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Phi thông qua mạng lưới giao thông và vận tải khổng lồ, sử dụng đường xá, cảng biển, đường sắt, đường ống, sân bay, mạng lưới điện xuyên quốc gia và thậm chí cả cáp quang.

Sáng kiến này là minh chứng rõ ràng nhất cho quyết tâm của Chủ tịch Tập nhằm đưa ra tuyên bố về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc.

Trước đó, vào năm 2014, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng sáng kiến này là chính sách ngoại giao quan trọng nhất của Chủ tịch Tập.

Mục đích cơ bản là biến khu vực Á-Âu (do Trung Quốc chi phối) thành một khu vực kinh tế và thương mại đối trọng với khu vực xuyên Đại Tây Dương (do Mỹ đứng đầu).

Dự án được nhiều chuyên gia đánh giá là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gia tăng sức ảnh hưởng trên cầu. Kế hoạch này có lúc bao gồm 65 quốc gia, và 65 quốc gia này chiếm 1/3 GDP toàn cầu và 60% dân số thế giới, tương đương 4,5 tỷ người, theo Oxford Economics.

Các cuộc thảo luận về một dự án cơ sở hạ tầng thay thế đã bắt đầu phát triển từ năm ngoái. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã kêu gọi sự hợp tác lớn hơn giữa Mỹ và Ấn Độ để đối phó với chiến lược của Trung Quốc trong chuyến thăm chính thức của ông tới New Delhi vào tháng 10 năm 2017, theo tờ Hindustan Times.

Mỹ cũng đang thúc đẩy khôi phục các cuộc đàm phán với Nhật Bản, Ấn Độ và Australia nhằm tăng cường hợp tác an ninh và phối hợp các giải pháp thay thế cho dự án OBOR của Trung Quốc, Reuters đưa tin.

Reuters cũng nói thêm rằng bốn quốc gia này đã tổ chức hội đàm tại Manila vào tháng 11 năm ngoái bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á.

Tin bài liên quan