Dầu thô có tuần tồi tệ, chứng khoán trái chiều

Dầu thô có tuần tồi tệ, chứng khoán trái chiều

(ĐTCK) Sản lượng gia tăng của Mỹ bù đắp lượng cắt giảm của OPEC khiến giá dầu thô có tuần giảm tồi tệ nhất trong hơn 1 tháng, trong khi chứng khoán trái chiều với những tác động từ các thông tin địa chính trị.

Sau 2 phiên tăng điểm trước đó, chứng khoán Mỹ đã điều chỉnh nhẹ trở lại trong phiên cuối tuần qua khi nhà đầu tư thận trọng trước cuộc bầu cử Tổng thống Pháp. Dù vậy, S&P 500 vẫn có được tuần tăng điểm đầu tiên trong 3 tuần.

Kết thúc phiên 21/4, chỉ số Dow Jones giảm 30,95 điểm (-0,15%), xuống 20.547,76 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,15 điểm (-0,30%), xuống 2.348,69 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 6,26 điểm (-0,11%), xuống 5.910,52 điểm.

Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 0,46%, chỉ số S&P 500 tăng 0,85% và chỉ số Nasdaq tăng 1,82%.

Trên thị trường chứng khoán châu Âu, các thị trường chính trong khu vực cũng lình xình trong phiên cuối tuần qua do sự thận trọng của nhà đầu tư trước cuộc bầu cử Tổng thống Pháp diễn ra vào chủ Nhật.

Cũng giống Mỹ, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán châu  cũng có kết quả kinh doanh quý I/2017 khả quan với lợi nhuận được dự báo tăng 7,2% so với quý I/2016.

Kết thúc phiên 21/4, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 3,99 điểm (-0,06%), xuống 7.114,55 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 21,25 điểm (+0,18%), lên 12.048,57 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 18,71 điểm (-0,37%), xuống 5.059,20 điểm.

Trái ngược với chứng khoán Mỹ, lo ngại về bất ổn chính trị khiến chứng khoán châu Âu có tuần giảm khá mạnh. Cụ thể, trong tuần, chỉ số FTSE 100 giảm 2,91%, chỉ số DAX giảm 0,50% và CAC 40 giảm 0,23%.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, kỳ vọng vào chính sách giảm thuế sẽ được Tổng thống Mỹ Donald Trump trình vào tuần này, chứng khoán Nhật Bản cũng tăng nhẹ trong phiên cuối tuần. Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ trong phiên thứ Sáu tuần trước khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước cuộc bầu cử Tổng thống Pháp.

Chứng khoán Trung Quốc dù hồi phục trở lại, nhưng mức tăng trong phiên cuối tuần quá nhỏ và không thể giúp chứng khoán Trung Quốc thoát khỏi tuần giảm điểm tồi tệ nhất kể từ đầu năm do việc kiểm soát tín dụng chặt chẽ và lo ngại về triển vọng kinh tế sẽ bắt đầu đi xuống.

Kết thúc phiên 21/4, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 190,26 điểm (+1,03%), lên 18.620,75 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 14,96 điểm (-0,06%), xuống 23.042,02 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,05 điểm (+0,03%), lên 3.173,15 điểm.

Trong tuần, trong khi chỉ số Nikkei 225 tăng 1,56%, thì chỉ số Hang Seng giảm tới 5,03% và chỉ số Shanghai Composite giảm 2,2%, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm.

Giá vàng tiếp tục xu thế lình xình trong phiên cuối tuần, nhưng không thể giúp vàng duy trì tiếp được đà tăng trong tuần qua.

Kết thúc phiên 21/4, giá vàng giao ngay tăng 2,2 USD (+0,17%), lên 1.283,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 2,2 USD (+0,17%), lên 1.286,0 USD/ounce.

Trong tuần, giá vàng giao ngay giảm nhẹ 0,30% và giá vàng giao tháng 6 cũng giảm 0,32%.

Sự đảo chiều của giá vàng trong tuần qua, cũng như đã bắt đầu thiếu đi các yếu tố hỗ trợ khiến giới đầu tư và phân tích cũng có cái nhìn thận trọng hơn về xu hướng của giá vàng. Tuy nhiên, tâm lý lạc quan vẫn chiếm ưu thế trong các cuộc thăm dò.

Cụ thể, trong cuộc thăm dò trực tiếp, có 19 chuyên gia thị trường trả lời, thì có tới 10 người, chiếm 53% dự đoán giá vàng sẽ tăng trong tuần này, thấp hơn nhiều so với con số tuần trước. Trong khi đó, có 7 người, chiếm 37% dự đoán giá vàng sẽ giảm và 2 người, chiếm tỷ lệ 11% dự báo giá vàng sẽ đi ngang trong tuần này.

Tương tự, trong cuộc thăm dò trực tuyến, có 1.232 lượt độc giả tham gia, trong đó có 723 người, chiếm 59% dự đoán giá vàng sẽ tăng trong tuần này, 330 lượt độc giả, chiếm 27% cho rằng giá vàng sẽ giảm và 179 người, chiếm 15% giữ quan điểm trung lập.

Trong khi đó, giá dầu thô tiếp tục sụt giảm mạnh trong phiên cuối tuần, trong đó dầu thô Mỹ đánh mất mốc 50 USD/thùng khi những dấu hiệu cho thấy, tăng trưởng sản xuất và tăng trưởng hàng tồn kho của Mỹ đã bù đắp hết những gì mà OPEC cam kết cắt giảm. Chính điều này đã khiến dầu thô có tuần giảm tồi tệ nhất kể từ tuần kết thúc vào 10/3.

Kết thúc phiên 21/4, giá dầu thô Mỹ giảm 1,09 USD/thùng (-2,20%), xuống 49,62 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 1,03 USD (-1,98%), xuống 51,96 USD/thùng.

Trong tuần, giá dầu thô Mỹ giảm tới 6,69% và dầu thô Brent cũng mất tới 7,03%.

Tin bài liên quan