Maersk chiếm 15% thị phần vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trên toàn cầu

Maersk chiếm 15% thị phần vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trên toàn cầu

CEO Maersk: GDP toàn cầu tệ hơn mọi người nghĩ

(ĐTCK) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng ở mức chậm hơn so với Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức dự tính.

Đây là phát biểu của Nils Smedegaard Andersen, CEO A.P.Moeller-Maersk. Công ty của ông sở hữu hãng vận chuyển đường biển lớn nhất thế giới, là doanh nghiệp dẫn đầu đối với hoạt động thương mại quốc tế, chiếm 15% thị phần vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trên toàn cầu.

“Chúng tôi tin rằng nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm hơn nữa. Các hoạt động thương mại yếu hơn cả mức mà các tổ chức tính toán hay dự báo”, Andersen cho biết.

CEO Maersk: GDP toàn cầu tệ hơn mọi người nghĩ ảnh 1

 Tăng trưởng GDP toàn cầu kể từ năm 2000

Ngày 6/10, IMF hạ mức tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2015 xuống còn 3,1% so với con số 3,3% được đưa ra trước đó, đồng thời cho rằng sự giảm phát tại các nền kinh tế đang nổi khiến giá cả hàng hóa giảm sút đáng kể. IMF đồng thời cũng hạ dự báo tăng trưởng năm 2016 xuống còn 3,6%, so với 3,8% trước đó. Vậy nhưng, theo Andersen, con số này vẫn còn quá lạc quan.

“Chúng tôi tự đo lường các dự báo kinh tế vĩ mô theo cách của mình và chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng thấp hơn, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển, so với mọi người kỳ vọng trong năm 2015. Trong năm 2016 cũng vậy, chúng tôi có chút bi quan hơn so với phần lớn các nhà dự báo khác”, Andersen nói.

Cuối tuần trước, bộ phận vận chuyển bằng container của Maersk đã báo cáo lợi nhuận tụt giảm tới 61% trong quý III/2015 so với cùng thời gian năm ngoái, khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu hầu như không tăng trưởng so với năm 2014.

CEO Maersk: GDP toàn cầu tệ hơn mọi người nghĩ ảnh 2

 Xuất khẩu của Trung Quốc liên tục sụt giảm

Hoạt động thương mại từ châu Á cho tới châu Âu ngày càng chịu nhiều thương tổn khi đồng euro yếu hơn khiến các nhà xuất khẩu như Trung Quốc khó giữ được lợi thế cạnh tranh. Mặc dù vậy, theo Andersen, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu có sự tụt dốc tương tự như khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tin bài liên quan