Các hỗ trợ thị trường của Fed là “vô tiền khoáng hậu“?

Các hỗ trợ thị trường của Fed là “vô tiền khoáng hậu“?

(ĐTCK) Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất kể từ Đại suy thoái đã chứng kiến Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) làm nhiều điều đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, Fed không phải là ngân hàng trung ương đầu phiên sử dụng các chính sách này.

Fed đưa ra những chính sách chưa từng có của mình

Trong tháng 3, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã hành động nhanh chóng khi liên tiếp giảm lãi suất với tổng mức giảm 1,5%, đưa mức lãi suất điều hành về 0 - 0,25%/năm và công bố một loạt các chính sách chưa từng có để ngăn chặn khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Một trong số chính sách đó là sẽ mua lại chứng chỉ quỹ của một số quỹ ETF chuyên về trái phiếu, để đảm bảo đủ nhu cầu đối với trái phiếu doanh nghiệp.

Vậy tại sao Fed không mua chứng chỉ quỹ ETF chuyên về cổ phiếu? Câu trả lời là nếu một nhánh trong chính phủ Mỹ mà sở hữu một lượng lớn các cổ phần của doanh nghiệp Mỹ là nhạy cảm về mặt chính trị.

Vì vậy Fed cho biết, có thể mua lại 10% số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành và 20% tài sản của bất kỳ quỹ ETF nào có liên quan chủ yếu tới trái phiếu doanh nghiệp đầu tư Mỹ. Chương trình mua lại sẽ dừng sau ngày 30/9 trừ khi được Fed gia hạn.

Mục tiêu của Fed là ổn định thị trường chứng khoán nợ tại thời điểm mà mọi người đang sợ hãi về việc cho vay và nhiều nhà đầu tư cũng đang chạy đua bán tài sản để lấy tiền mặt. Việc thực hiện này theo quan điểm của Fed là tiền chuyển vào thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp có thể giúp các thị trường bùng nổ trở lại và gia tăng khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.

Lãi suất thấp khiến kênh gửi tiết kiệm và trái phiếu chính phủ không hấp dẫn nhà đầu tư, nhưng họ có thể kỳ vọng lợi nhuận cao hơn từ việc mua trái phiếu doanh nghiệp với sự bảo đảm của ngân hàng trung ương sẽ mua lại một lượng khổng lồ.

Nhưng quyền sở hữu ETF cũng đặt ra câu hỏi cần giải quyết đối với Fed. Có lẽ khó có thể thực hiện chương trình mà không ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường vốn. 

Một vấn đề tương tự có thể phát sinh đối với Fed là trái phiếu đáo hạn theo thời gian, mang lại cho họ một dòng tiền theo thời gian và Ngân hàng Trung ương có thể thoát khỏi chúng, chỉ cần chờ đợi đến khi trái phiếu đạo hạn, nhưng nếu các quỹ ETF thua lỗ, mà muốn thoát ra, thì việc quản lý thời điểm thoát ra là không dễ dàng.

Vì vậy, thật kỳ lạ khi nghĩ Fed mua và giữ chứng chỉ quỹ ETF như những nhà đầu tư thông thường. Khi trở thành người mua, Fed có thể tìm thấy rằng các quỹ ETF vẫn nằm trên bảng cân đối kế toán của mình lâu hơn dự kiến vì thời điểm thoát ra khó hơn.

Nhưng đã có tiền lệ

Các chính sách Fed áp dụng hiện này không phải là "vô tiền khoáng hậu", mà đã được Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) áp dụng trong cuộc khủng hoảng bong bóng bất động sản và thị trường cổ phiếu của nước này trong thập niên 90 của thế kỷ trước.

Trở lại cuối những năm 1990, khi nền kinh tế Nhật Bản gặp khó khăn, ngoài các công cụ hỗ trợ truyền thống, BOJ đã tiên phong trong phương pháp mới thúc đẩy tăng trưởng và tái khởi động lại nền kinh tế ngoài chính sách cắt giảm lãi suất về 0%.

BOJ đã tiên phong bơm tiền vào nền kinh tế bằng cách mua lại các loại chứng khoán nhằm bổ sung vốn cho ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư. Điều này đã tạo ra một tiền lệ mới cho các Ngân hàng Trung ương sau này áp dụng để chống lại giảm phát, Fed hiện tại đang áp dụng những cách mà BOJ đã từng làm trước đây.

Trong những năm 1990, nền kinh tế số 2 thế giới đã phải hứng chịu sự bùng nổ của bong bóng bất động sản và cổ phiếu. Với những ngân hàng bị gánh nặng bởi nợ xấu, BOJ đã tìm ra những công cụ cơ bản để hạ lãi suất và mua trái phiếu chính phủ, nhưng tác dụng rất hạn chế. Đến cuối năm 2002, giảm phát siết chặt nền kinh tế và thị trường chứng khoán, Đảng cầm quyền ở Nhật Bản đã đề nghị BOJ xem xét việc mua lại chứng chỉ quỹ ETF.

Tuy nhiên, BOJ đã không làm điều đó ngay lập tức. Thay vào đó, BOJ đã chọn việc đảm nhận nắm giữ một số cổ phiếu của các ngân hàng để giúp những ngân hàng này làm sạch bảng cân đối kế toán (Fed đã làm điều tương tự trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi Fed đảm nhận hàng tỷ USD tài sản kém giá trị từ Bear Stearns và American International Group).

Đến năm 2009, BOJ cũng đã nắm giữ những trái phiếu doanh nghiệp, một hành động mà Fed đang thực hiện đến nay. Cuối cùng, vào tháng 10/2010, đối mặt với sự hồi phục yếu ớt từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã triển khai chương trình mua lại tài sản, bao gồm cả các chứng chỉ quỹ ETFs.

Dựa trên dữ liệu hàng ngày, chương trình mua chứng chỉ quỹ ETF đã cung cấp cho BOJ một công cụ mạnh mẽ để đỡ lấy cú rơi của thị trường chứng khoán Nhật Bản, thị trường lớn thứ 3 thế giới.

Một chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Invesco Asset Management ở Tokyo cho biết, điều này sẽ hạn chế xu hướng giảm giá của cổ phiếu. Mô hình mua lại này cho thấy các ngân hàng trung ương đặc biệt tích cực vào những ngày thị trường chứng khoán sụt giảm trong phiên sáng.

BOJ tháng trước đã tạm thời tăng tốc chương trình này lên tới 12.000 tỷ yên (111 tỷ USD) mua lại các chứng chỉ quỹ ETF, bên cạnh việc nâng tổng mục tiêu nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp lên 1.000 tỷ yên, tức tổng 4.200 tỷ yên.

Chỉ số Topix của Nhật Bản diễn biến tích cực hơn so với chỉ số S&P 500 trong tháng 3, có mức giảm điểm 6% so với mức giảm 12% của chứng khoán Mỹ. Thị trường chứng khoán Nhật Bản được hỗ trợ hơn bởi số lượng ca nhiễm Covid-19 ít hơn.

Nhưng về xu hướng dài hạn, những sáng kiến của Nhật Bản đã không đưa ra kết quả mà Thống đốc Ngân hàng BOJ là Haruhiko Kuroda và Thủ tướng Shinzo Abe đang mong muốn. Nhật Bản vẫn chưa hề thay đổi những gì mà các nhà hoạch định chính sách gọi là tư duy trì hoãn, một giả định của các doanh nghiệp và người tiêu dùng rằng giá sẽ giảm và tốt hơn là nên ngừng chi tiêu. Mực tiêu lạm phát 2% vẫn còn rất xa. Ngay cả trước khi có virus, Nhật Bản vẫn sẽ có 1/4 của nền kinh tế đang thu hẹp.

Một bài học khác từ kinh nghiệm của Nhật Bản là những hậu quả không lường trước sẽ phát sinh. Sau nhiều năm tích lũy, BOJ đã sở hữu cổ phần lớn tại nhiều công ty Nhật Bản. Và do nắm cổ phần mà không bỏ phiếu (vì gián tiếp nắm giữa chứng chỉ quỹ ETF), nó đã ảnh hưởng tới việc quản trị doanh nghiệp.

JPMorgan ước tính, trong vòng 1 năm, BOJ sẽ nắm giữ hơn 1/5 cổ phần của ít nhất 5 công ty, bao gồm Fast Retailing Co., nhà bán lẻ thời trang Uniqlo, Công ty điện tử TDK Corp. Đó là một khối lượng lớn quyền sở hữu mà sẽ không thúc đẩy các công ty di chuyển về ưu tiên của chính quyền Abe về việc đa dạng hóa và gia tăng dự trữ tiền mặt.

Tin bài liên quan