Bức tranh kết quả kinh doanh của các lĩnh vực dưới góc nhìn của JPMorgan Chase

Bức tranh kết quả kinh doanh của các lĩnh vực dưới góc nhìn của JPMorgan Chase

(ĐTCK) JPMorgan Chase mở màn mùa báo cáo kết quả kinh doanh và đưa ra các ước tính lợi nhuận sụt giảm trong ngắn hạn của một số ngành, nhưng bên cạnh đó cũng có những thông tin tích cực được kỳ vọng.

Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã thông báo cho các doanh nghiệp về mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I này là khác thường và khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp số liệu ước tính lợi nhuận trong thời gian tới, mặc dù ước tính này có thể thay đổi do ảnh hưởng từ một số thông tin không lường được. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể linh động trong việc ước tính số liệu và bên cạnh đó cũng tạo kỳ vọng về sự hồi phục trong thời gian tới.

JPMorgan Chase đã đưa ra các dự đoán về kết quả kinh doanh của một số lĩnh vực.

Ngân hàng khu vực

Lãi suất thấp hơn và đường cong lợi tức trở nên phẳng hơn – đây là trường hợp trái suất kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài gần bằng nhau, là những vấn đề chính hiện tại thể hiện nền kinh tế đang mở rộng chuyển sang giai đoạn suy thoái.

Các chương trình cho vay của Fed có thể giúp cải thiện nhưng nhu cầu vay thường xuyên của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ giảm.

Các khoản trích lập dự phòng tín dụng sẽ tăng đối với các ngân hàng cho vay tỷ trọng lớn vào các nhà hàng, năng lượng và các doanh nghiêp nhỏ khác.

Mảng quản lý tài sản cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực khi nhu cầu cho dịch vụ tài chính thấp hơn và thị trường chứng khóan giảm, phí thu được cũng sẽ thấp hơn.

Năng lượng

Nhóm ngành này có thể chứng kiến lợi nhuận sụt giảm hơn 50% trong năm nay.

Việc cắt giảm sản lượng giữa Ả Rập Xê Út và Nga hầu như không đủ đề bù đắp tổn thất do sụt giảm từ nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, dự kiến sẽ có một đợt rút vốn khổng lồ ở các khoản đầu tư vốn trong lĩnh vực này.

Nhiều công ty sẽ giảm hoặc không chia cổ tức.

Trong số các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ, dự báo sẽ có một làn sóng phá sản ở những công ty nhỏ.

Công nghiệp

Nhóm ngành này đã suy yếu trước khi có sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 do ảnh hưởng từ thuế và khủng hoảng từ Boeing, sau đó đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu bắt đầu vào tháng Một ở Trung Quốc.

Lĩnh vực công nghiệp không gian vũ trụ và quốc phòng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Nguyên vật liệu

Giá nguyên vật liệu giảm, nhu cầu về hóa chất, kim loại và khai khoáng sụt giảm trên toàn cầu. Ngoài ra, căng thẳng về dầu mỏ giữa Nga và Ả Rập Xê Út cũng tác động làm giá hóa chất thấp hơn.

Công nghệ

Nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, khiến doanh số điện thoại thông minh, máy tính có khả năng giảm, ngoại trừ doanh số mảng game vẫn tăng.

Doanh số sản phẩm bán dẫn có khả năng giảm trở lại vào năm 2020. Trong khi đầu tư đám mây (cloud) có khả năng vẫn mạnh. Phần mềm dưới dạng dịch vụ và các nền tảng khác đã di chuyển lên cloud có thể lưu giữ tốt hơn.

Đầu tư ủy thác về bất động sản (REIT)

Phân khúc nhà ở cao cấp đang phải đối mặt với rủi ro đáng kể từ virus. Trong khi thu nhập từ cho thuê căn hộ sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng ngược lại tới thị trường căn hộ.

Với mảng bán lẻ, ngoại trừ cửa hàng tạp hóa có thể ít ảnh hưởng hơn nhưng phần còn lại đang đối mặt với lựa chọn hoặc không thuê nữa hoặc buộc phải bị thu hồi bởi chủ cho thuê.

Dịch vụ cộng đồng

Giải trí: việc cắt giảm lực lượng lao động sẽ không bù đắp được tổn thất từ việc đóng cửa rạp chiếu phim, các sự kiện thể thao

Các công ty truyền thông: mảng quảng cáo gặp nhiều thách thức. Áp lực cạnh tranh tăng cao dẫn đến chi phí tăng cao.

Hàng tiêu dùng xa xỉ

Ô tô: doanh số sụt giảm mạnh ở các thị trường lớn (Trung Quốc, châu Âu, Mỹ) nhưng nhu cầu đối với phụ tùng ô tô và gia tăng tuổi thọ của xe tăng kỷ lục.

Các công ty xây dựng nhà ở: niềm tin của người tiêu dùng yếu đi trì hoãn việc mua nhà, các đơn đặt hàng mới sụt giảm nhanh chóng. Tình hình xây dựng bị đóng băng, thời gian này càng kéo dài có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp vật liệu xây dựng và dẫn đến đợt cắt giảm mạnh mẽ về vấn đề hàng tồn kho bất động sản trong năm 2008.

Du lịch và giải trí: hủy đăng ký khách sạn, vé máy bay, du thuyền dẫn đến doanh thu sụt giảm mạnh kết hợp với chi phí cố định vẫn cao.

Hàng tiêu dùng thiết yếu

Siêu thị, các nhà bán lẻ thực phẩm, thực phẩm đóng gói: tất cả đều được hưởng lợi do xu hướng làm việc tại nhà trong khi chi phí đóng gòi thực phẩm thấp hơn nhiều.

Sản phẩm gia dụng: nhu cầu rất lớn về sản phẩm tẩy rửa, giấy vệ sinh, khăn giấy.

Sản phẩm cá nhân: mặc dù có nhu cầu nhưng các trung tâm thương mại phải đóng cửa.

Phân phối thực phẩm: bị ảnh hưởng do nhà hàng, khách sạn, trường học đóng cửa.

Tin bài liên quan