Thủ tướng Anh Theresa May chính thức rời vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Anh Theresa May chính thức rời vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ. Ảnh: Reuters.

Bà May từ chức “không kèn không trống”- Nóng cuộc đua cho ghế Thủ tướng Anh

Bà Theresa May chính thức từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ ngày 7/6 và cuộc đua ghế Thủ tướng Anh bắt đầu bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt. 

Như đã tuyên bố 2 tuần trước đó, Thủ tướng Anh Theresa May ngày 7/6 đã chính thức từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ. Sự ra đi của bà May đã mở đường cho cuộc đua tìm người thay thế bà May và vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ chính thức bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh tiến trình Brexit đang lâm vào bế tắc.

Sự ra đi “không kèn không trống” của bà May đã  mở đường cho cuộc đua tìm Thủ tướng mới và nhà lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ chính thức bước vào giai đoạn "cạnh tranh gay gắt".Thủ tướng Anh Theresa May đã chính thức rời vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ thông qua một bức thư riêng gửi tới toàn thể đảng trong ngày hôm nay song không tổ chức họp báo hay bất cứ sự kiện gì để đánh dấu ngày này.

Theo Văn phòng Thủ tướng Anh, mặc dù từ chức song bà May vẫn sẽ là Thủ tướng Anh cho đến khi đảng Bảo thủ chọn ra được lãnh đạo mới, nhiều khả năng diễn ra vào tháng 7 tới. Trong thời gian tạm giữ chức Thủ tướng, chờ người kế nhiệm tiếp quản, Thủ tướng May sẽ chỉ chú trọng xử lý các vấn đề nội địa. Những vấn đề liên quan Brexit, bà May sẽ không can dự.

Cho đến nay đã có 11 ứng cử viên lãnh đạo đảng Bảo thủ, trong đó có cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã tuyên bố chạy đua vị trí “chủ nhân” ngôi nhà số 10 phố Downing, ở thủ đô London.

Các ứng cử viên chạy đua vị trí Thủ tướng Anh sẽ phải công bố cương lĩnh tranh cử với hạn cuối cùng là thứ 2 tuần sau, tức 10/6 tới. Để trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ, một ứng cử viên phải có được sự ủng hộ của 8 nghị sĩ trong đảng. Các nghị sĩ sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên mà họ ưa thích trong một loạt cuộc bỏ phiếu diễn ra vào ngày 13, 18, 19 và 20/6.

Mỗi lần bỏ phiếu, các thành viên sẽ loại đi một ứng cử viên cho đến khi chỉ còn 2 ứng cử viên cuối cùng vào ngày 20/6 tới. Cuộc bỏ phiếu cuối cùng sẽ diễn ra sau đó ít ngày. Cuộc đua vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ và vị trí Thủ tướng Anh sẽ được hoàn tất khi tên của người chiến thắng được công bố vào trung tuần tháng 7, khoảng 22/7 tới.

Tiến trình Brexit dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 31/10 tới song cho đến nay, 11 ứng cử viên đang chạy đua vị trí Thủ tướng Anh vẫn còn đang bất đồng sâu sắc về dự án Brexit mà Thủ tướng May để lại. Quan điểm Brexit đặc biệt gay gắt giữa các ứng cử viên được cho là có tiềm năng thay thế Thủ tướng May.

Ứng cử viên Michael Gove – Bộ trưởng Môi trường Anh - chủ trương ủng hộ một Brexit không giới hạn thời gian khi nói rằng, nước Anh không nên bị o ép trong một khoảng thời gian cố định. Nếu cần thiết, Anh có thể lùi thời điểm Brexit để có thời gian thương thảo cho một thỏa thuận tốt hơn cho nước Anh.

Trong khi 2 ứng cử viên là ông Dominic Raab – cựu Bộ trưởng Brexit và cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson lại chủ trương ủng hộ việc Anh rời Liên minh châu Âu vào đúng ngày 31/10 tới cho dù có đạt được thỏa thuận Brexit với Liên minh châu Âu hay không.

Trong một tuyên bố mới đây, cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cũng đã nhấn mạnh quan điểm này:

“Nếu tôi dành chiến thắng, chúng ta sẽ rời Liên minh châu Âu dù có hay không có thỏa thuận vào ngày 31/10 tới. Chúng ta phải có đủ sự can đảm để nói với người dân Anh rằng, chúng ta có thể làm điều đó nếu chúng ta thực sự mong muốn. Đó là cách duy nhất.”

Bà May lên nắm quyền sau cuộc trưng cầu ý dân về Brexit năm 2016 và đã dành 3 năm để chuyển giao Brexit song đến nay kế hoạch Brexit vẫn bất thành. Thỏa thuận “ly hôn” duy nhất mà Chính phủ của bà đạt được Liên minh châu Âu vẫn còn đang bị kẹt lại tại Quốc hội Anh. Trong thông báo từ chức cuối tháng trước, bà đã gạt nước mắt thừa nhận thất bại và nói rằng, điều bà cảm thấy day dứt nhất là vẫn chưa chuyển giao được Brexit.

“Trong hai năm qua, các thành viên Quốc hội vẫn không thể nhất trí được cách thực thực thi kết quả trưng cầu ý dân 2016. Kết quả là chúng ta đã không thể rời Liên minh châu Âu đúng ngày 29/3. Sự trì hoãn này là điều khiến tôi cảm thấy tiếc nuối nhất và người dân Anh chắc chắn cũng đã phải chịu đựng quá đủ về sự chậm trễ này. Cái mà nước Anh cần nhất lúc này chính là sự chắc chắn. Để có được một thỏa thuận tốt nhất cho nước Anh, chúng ta cần một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và ổn định.

Theo đánh giá của giới phân tích, cho dù ai thay thế vị trí của bà May cũng sẽ chỉ còn vài tháng để quyết định liệu có thể cứu vãn kế hoạch Brexit của bà May hay không, hay sẽ trì hoãn Brexit hoặc cắt đứt quan hệ với Liên minh châu Âu - đối tác thương mại thân cận nhất với Anh mà không có thỏa thuận nào.

Người chiến thắng cũng sẽ phải đối mặt với áp lực từ ông Nigel Farage - lãnh đạo đảng Brexit mới được thành lập đầu năm nay song lại dành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử nghị viện Liên minh châu Âu hồi tháng 5 vừa qua – một người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu - đang kêu gọi ủng hộ kịch bản Anh ra đi mà không có thỏa thuận nào.

Tin bài liên quan