Ảnh Internet

Ảnh Internet

PVMachino (PVM): Cổ phiếu lại nóng bởi thương vụ PVPower thoái 51,6% vốn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Gần đây, cổ phiếu PVM giao dịch khá khởi sắc với việc ghi nhận 9 phiên tăng liên tiếp. Tính từ 15/12 đến nay, giá cổ phiếu này đã tăng hơn 32% và đóng cửa phiên 25/12 tại mức giá 23.900 đồng/CP.

Một trong những nguyên nhân giúp cổ phiếu PVM tăng mạnh cùng giao dịch sôi động chính là việc nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đến thương vụ thoái vốn 51,6% của PVPower tại CTCP Máy - Thiết bị Dầu khí (PVMachino, mã PVM - UPCoM) sẽ triển khai theo hình thức khớp lệnh hay đấu giá.

Được biết, việc thoái vốn tại PVMachino nhận được sự chú ý từ lâu của giới đầu tư và mới đây được hâm nóng trở lại khi PVPower vừa tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 23/12/2020.

Theo biên bản cuộc họp, Chủ tịch HĐQT của PVPower, ông Hồ Công Kỳ cho biết: “Việc thoái vốn tại PV Machino thực hiện theo lộ trình tái cơ cấu của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. PV Power sẽ cân nhắc, thực hiện tại thời điểm phù hợp, đảm bảo hiệu quả. Việc lựa chọn hình thức thoái vốn đảm bảo nguyên tắc tuân thủ các quy định hiện hành, lựa chọn tư vấn thẩm định giá, tư vấn xây dựng phương án thoái vốn có năng lực, mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp và cổ đông”.

Mặc dù chưa chốt phương thức thoái vốn cụ thể, vẫn đang trong quá trình xem xét, hoàn thiện các thủ tục nhưng sau khi ĐHĐCĐ kết thúc, cổ phiếu PVM đã bật tăng lên mức 23.900 đồng/CP, với thanh khoản cải thiện so với trung bình các phiên giao dịch trước.

Việc PVPower dự kiến thoái toàn bộ phần vốn 51,6% lần này hấp dẫn các nhà đầu tư, bởi đơn vị nào mua lại được phần vốn từ PVPower sẽ nắm quyền chi phối hoạt động của PV Machino.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 của PVMachino, tại ngày 30/9/2020, tổng cộng tiền, tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lên tới 239 tỷ đồng, trong khi vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chỉ 69 tỷ đồng, vay và nợ thuê tài chính dài hạn chưa tới 11 tỷ đồng.

Như vậy, nếu trả hết nợ PVM vẫn còn đến 160 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Đó là chưa tính đến các khoản phải thu đã trích lập dự phòng lên đến 237 tỷ đồng, trong khi đa số các khoản phải thu này có bảo lãnh của ngân hàng và/hoặc có tài sản đảm bảo (nghĩa là có khả năng thu hồi cao).

Cụ thể, mặc dù trích lập dự phòng lên tới 237 tỷ đồng nhưng trong tài liệu ĐHCĐ 2020 thì Công ty tự đánh giá con số có thể thu hồi là 221 tỷ.

Ngoài ra, PVM còn những khoản thu cổ tức tại các công ty liên danh như Công ty TNHH FCC Việt Nam, Công ty TNHH Vietnam Nippon Seiki và Công ty TNHH Phụ tùng xe máy ô tô SHOWA Việt Nam. PVM cũng quản lý và sử dụng nhiều bất động sản đắc địa.

Với bức tranh tài chính và nhiều tài sản tiềm năng, các nhà đầu tư đang quan tâm về việc PVPower sẽ thoái vốn qua khớp lệnh hay sẽ tiến hành đấu giá công khai, các tài sản vốn góp liên doanh, bất động sản sẽ được định giá ra sao?

Tin bài liên quan