Theo đó, trong quý IV/2017, PVD đạt tổng doanh thu 1.188,3 tỷ đồng, tăng 46,5% so với cùng kỳ. Theo PVD, nguyên nhân doanh thu tăng mạnh do số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động bình quân từ 2,1 (quý IV/2016) lên 3,6 trong quý này.
Tuy nhiên, với việc giá vốn bán hàng hóa gấp 3 lần và giá vốn cung cấp dịch vụ khoan tăng gấp rưỡi, nên tổng cộng giá vốn hàng bán lên mức 1.163,6 tỷ đồng.
Qua đó, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ ở mức 24,7 tỷ đồng, giảm hơn 64% so với cùng kỳ.
Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 26,6% còn 53,8 tỷ đồng, chi phí lãi vay gần như không đổi ở mức 47,2 tỷ đồng.
Trong quý này, PVD bị lỗ hơn 11,1 tỷ đồng tại các công ty liên doanh liên kết, trong khi cùng kỳ lãi tới 58 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm tổng cộng hơn 138 tỷ đồng, đã khiến lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh của PVD ghi nhận lỗ hơn 139 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các khoản lợi nhuận khác lại tăng vọt từ 75 tỷ đồng trong quý IV/2016 lên tới 476 tỷ đồng trong quý IV/2017 đã cứu lỗ ngoạn mục cho PVD với khoản lợi nhuận ròng 275,6 tỷ đồng, gấp 11 lần cùng kỳ, tương đương tăng 10 lần.
Lũy kế cả năm 2017, PVD đạt tổng doanh thu 3.902 tỷ đồng, giảm 27,2% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế chỉ ở mức 11,68 tỷ đồng, giảm hơn 93%, do quý I và quý II/2017 lỗ nặng hơn 273 tỷ đồng.
Dù vậy, với kết quả này, PVD đã vượt xa kế hoạch doanh thu (2.300 tỷ đồng) và không thua lỗ trong năm 2017 đề ra.
Tại ngày 31/12/2017, tổng tàn sản của PVD ở mức 21.796 tỷ đồng, trong đó tài sản dàn hạn 15.508 tỷ đồng.
Tài sản ngắn hạn 6.287,7 tỷ đồng, với 2.148 tỷ đồng đầu tư ngắn hạn, 1.544 tỷ đồng phải thu ngắn hạn, chỉ tiêu dự phòng phải thu khó đòi tăng hơn 141 tỷ đồng lên 321,7 tỷ đồng, hàng tồn kho 891 tỷ đồng.
Nợ phải trả hơn 8.345 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 3.893 tỷ đồng. Nợ dài hạn 4.452 tỷ đồng với hơn 3.329 tỷ đồng vay nợ tài chính dài hạn.
Cổ phiếu PVD giao dịch phiên hôm nay (31/1) chìm trong sắc đỏ từ sớm, thậm chí đã có lúc giảm về mức giá sàn, hiện đã khớp lênh hơn 5,6 triệu đơn vị.