Phiên sáng 5/9: Điểm nhấn ROS, YEG

Phiên sáng 5/9: Điểm nhấn ROS, YEG

(ĐTCK) Thị trường sáng nay tiếp tục giao dịch trầm lắng với sự thận trọng của nhà đầu tư, dù sắc xanh đã xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, thị trường vẫn có những điểm nhấn đáng chú ý.

Trong phiên hôm qua, lực cung gia tăng sau ít phút mở cửa đã đẩy VN-Index lù xuống dưới 975 điểm, và chỉ nhờ lực cầu bắt đáy dè dặt mới giúp chặn đà giảm của chỉ số.

Càng giao dịch, lực cầu hoạt động tích cực hơn, VN-Index lên trên tham chiếu nhờ VHM, GAS, MSN, TCB. Tuy nhiên, việc VIC đảo chiều và SAB giảm mạnh khiến VN-Index trở lại dưới tham chiếu và chấp nhận phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp khi đóng cửa.

Theo PHS thì chỉ số hình thành nến dạng Spinning bóng dài hai đầu thể hiện sự giằng co ở quanh vùng hỗ trợ hiện tại. Khả năng thị trường đang hình thành mẫu hình hai đáy (tương tự như đợt giữa tháng 8, nhưng ở mức độ nhỏ hơn) với đường viền cổ là ngưỡng quanh 985.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay 5/9, VN-Index leo nhanh lên trên 980 điểm ngay khi mở cửa, nhưng chỉ giữ được mốc này sau nửa đầu phiên, do nhà đầu tư dần một một tập trung giao dịch tại các cổ phiếu thị trường để kiếm lợi nhuận ngắn hạn, trong khi phần lớn bluechip đang bị bỏ quên, trừ phần nào đó là TCB, HPG, VPB khi đang có thanh khoản khá trên HOSE.

Các mã thị trường sau nửa đầu phiên đồng loạt tăng đã dần phân hóa, trong đó đảo chiều giảm điểm là SCR, DLG, HQC, EVG, HSG, DXG…trong khi một số đang giữ vững sắc xanh là ITA, LDG, AAA, SHI, PVD…

ROS phiên sáng nay tiếp tục có giao dịch thỏa thuận đáng chú ý với 16 triệu đơn vị, trị giá 400 tỷ đồng, tương ứng 25.000 đồng cổ phiếu. Hôm nay 5/9 cũng là ngày bắt đầu giao dịch đăng ký bán 70 triệu cổ phiếu ROS của ông Trịnh Văn Quyết theo phương thức thỏa thuận.

2 mã đáng chú ý khác là YEG và FRT. Cổ phiếu YEG tiếp tục tăng kịch trần lên 61.700 đồng/cổ phiếu, sau thông tin Chủ tịch Công ty đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu và thay đổi chỉ còn 1,6 triệu cổ phiếu trong thông báo ngày hôm qua.

Trong khi đó, FRT cũng đang tăng khá gần 4%, mặc dù đã có thời điểm leo lên mức giá trần 42.800 đồng/cổ phiếu. Đã 11 phiên gần nhất đóng cửa, cổ phiếu FRT chưa có một phiên nào tăng, trong đó có 9 phiên giảm.

Tương tự, TIP đang tăng tốt, thậm chí đã tăng hết biên độ lên 29.950 đồng/cổ phiếu. TIP đang có chuỗi 9 phiên không tăng.

Chỉ số thoái lui sau nửa phiên, nhưng nhờ sự hỗ trợ một một vài cổ phiếu lớn hồi nhẹ như VIC, VCB, SAB…đã đưa chỉ số trở lại mốc 980 điểm. Tuy nhiên, về cuối phiên, lực bán gia tăng khiến các mã kể trên thu hẹp đà tăng, khiến VN-Index không thể giữ được mốc 980 điểm khi tạm nghỉ trưa.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 145 mã tăng và 136 mã giảm, VN-Index tăng 1,47 điểm (+0,15%), lên 979,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 90,9 triệu đơn vị, giá trị 1.603,6 tỷ đồng, tăng hơn 21% về khối lượng và 5% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn hơn 35,6 triệu đơn vị, giá trị hơn 646 tỷ đồng.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn, bluechip ảnh hưởng đến chỉ số đa số tăng giảm trong biên độ hẹp, đa số trên dưới 1% như VIC +0,3% lên 122.700 đồng; VCB +0,8% lên 77.900 đồng; BID +0,9% lên 38.950 đồng; VRE +0,6% lên 34.200 đồng; CTG +0,5% lên 20.100 đồng; PLX +0,5% lên 61.000 đồng; HPG +0,2% lên 21.650 đồng.

Các mã tăng tốt hơn có SAB +1,3% lên 265.300 đồng; VPB +1,3% lên 20.050 đồng, và điểm sáng TCB, khi +2,8% lên 22.300 đồng.

Ngược lại, các mã khác lại giảm giá như VHM -0,3% xuống 88.700 đồng; MSN -0,1% xuống 74.900 đồng; VNM -1,3% xuống 122.200 đồng; TPB -2% xuống 22.250 đồng, cùng sắc đỏ khác tại MBB, MWG, SSI, REE, FPT…

Thanh khoản tốt nhất trong nhóm trên là TCB với hơn 2,93 triệu đơn vị; HPG có 1,34 triệu đơn vị; STB có hơn 1,03 triệu đơn vị, tăng nhẹ 0,5%, nhóm các cổ phiếu ngân hàng MBB, VPB, BID có từ 0,56 triệu đến 1 triệu đơn vị.

Cổ phiếu đáng chú ý trong nhóm là ROS tiếp tục giảm 1,7% xuống 28.850 đồng, khớp lệnh 2,2 triệu đơn vị và có 16 đơn vị thỏa thuận, trị giá 400 tỷ đồng, tương ứng 25.000 đồng/cổ phiếu.

Các mã cổ phiếu thị trường nhìn chung phân hóa, nhưng số mã có thanh khoản tốt phần lớn tăng như ITA, EVG, AAA, LDG, PVD, PVT, ASM, HAR, SHI…trong đó, ITA khớp lệnh cao nhất HOSE với hơn 4,66 triệu đơn vị. Các mã giảm có DLG, SCR, TCH, HQC, DXG.

Các cổ phiếu khác trên bảng điện tử thu hút nhà đầu tư có YEG, SIP, FRT, CRC, CTF, khi tăng tốt và thanh khoản khá, trong đó YEG và TIP tăng hết biên độ.

Cổ phiếu RAL có thời điểm đã về mức giá sàn, nhưng sau đó được kéo dần lên và kết phiên -2,2% xuống 84.000 đồng/cổ phiếu. Ngày mai 6/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1/2019 của RAL bằng tiền mặt theo tỷ lệ 25%.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có nhịp tăng khá khi mở cửa, nhưng sau đó bị dẩy dần xuống tham chiếu và giằng co, kết phiên trong sắc đỏ.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 43 mã tăng và 30 mã giảm, HNX-Index giảm 0,08 điểm (-0,08%), xuống 100,86 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 8,75 triệu đơn vị, giá trị 115,59 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,9 triệu đơn vị, giá trị 18 tỷ đồng, phần lớn là 0,42 triệu cổ phiếu PGS, trị giá 13,44 tỷ đồng.

Thị trường phân hóa mạnh, với VCS +1,2% lên 83.100 đồng; VCG +0,8% lên 26.100 đồng; PVI +0,9% lên 34.300 đồng; C69 +5,5% lên 21.200 đồng; TNG +0,6% lên 17.900 đồng; VCR +0,4% lên 23.000 đồng, cùng các mã nhỏ PVX, MST, KLF tăng cao.

Theo chiều ngược lại, SHB -1,6% xuống 6.200 đồng; NVB -1,4% xuống 7.100 đồng; MBS -0,7% xuống 15.100 đồng; SHS -1,4% xuống 7.300 đồng; L14 -6,5% xuống 53.000 đồng.

Cùng hàng loạt mã đứng tham chiếu như ACB, CEO, PVS, NDN, VC3…

Khớp lệnh cao nhất sàn là PVS, nhưng cũng chỉ 0,84 triệu đơn vị; SHB có 0,72 triệu đơn vị; NVB có 0,45 triệu đơn vị. Các mã nhỏ HUT, ART, PVX, MST đứng ngay sau, có từ 0,37 triệu đến 0,45 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index chỉ có nửa đầu phiên giữ được mức tăng điểm, còn nửa sau của phiên giao dịch dưới tham chiếu.

Các cổ phiếu có thanh khoản tốt phân hóa mạnh với số giảm là QNS, VEA, SGP, VTP, trong khi GVR, GEG, VGI, CTR tăng điểm, và nhóm BSR, VGT, VIB, LPB, OIL đứng tham chiếu.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,2 điểm (-0,36%), xuống 56,9 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,49 triệu đơn vị, giá trị 77 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,35 triệu đơn vị, giá trị gần 25 tỷ đồng, trong đó có 0,3 triệu cổ phiếu ACV, trị giá 24 tỷ đồng.

Tin bài liên quan