Phiên sáng 29/3: Dòng tiền dè dặt, VN-Index chưa thế bứt phá

Phiên sáng 29/3: Dòng tiền dè dặt, VN-Index chưa thế bứt phá

(ĐTCK) Mặc dù sắc xanh chiếm chủ đạo nhưng trong bối cảnh vắng bóng dòng tiền khiến chỉ số VN-Index giao dịch giằng co quanh mốc 985 điểm. Tâm điểm đáng chú ý là sự trở lại của VCG sau phiên lao dốc mạnh ngày hôm qua.

Thị trường đã hồi phục trở lại sau 2 phiên giảm liên tiếp ngày đầu tuần, trong đó nhóm cổ phiếu bluechip vẫn là điểm tựa chính giúp các chỉ số khởi sắc. Trong phiên hôm qua (28/3), cặp đôi lớn nhà Vingroup là VIC và VHM đóng vai trò trụ đỡ chính giúp VN-Index dành lại mốc 980 điểm.

Bên cạnh đó, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trong những phiên gần đây đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ khá tốt cho thị trường. Khối này đã liên tiếp mua ròng hàng trăm tỷ đồng trong mỗi phiên.

Theo nhận định của MBS, đà phục hồi của VN-Index vẫn không có gì mới ngoài việc các nhóm cổ phiếu lớn nâng đỡ, tuy nhiên mặt bằng cổ phiếu cũng có mức tăng tích cực, một tín hiệu tốt cho đà phục hồi bền vững của thị trường.

Về kỹ thuật, VN-Index vẫn đang nằm trên điểm cắt vàng (Golden Cross) và ngày càng xa so với điểm retest đường trenline trung hạn ở 970 điểm, cho thấy tín hiệu kỹ thuật đang ủng hộ xu hướng hồi phục của thị trường.

Bước vào phiên giao dịch sáng cuối tuần, hầu hết các bluechip đều giao dịch khởi sắc, tiếp tục là động lực chính giúp thị trường duy trì đà tăng điểm. Chỉ số VN-Index tiến sát mốc 990 điểm chỉ sau hơn 20 phút đầu phiên.

Tuy nhiên, dòng tiền tham gia không mấy tích cực khiến thị trường thiếu sức bật cao, trong khi đó, áp lực bán dần xuất hiện đả đẩy một số mã bluechip lùi về dưới mốc tham chiếu hoặc thu hẹp đà tăng, đã khiến VN-Index hạ độ cao và biến động lình xình quanh mốc 985 điểm.

Sau khoảng 1 giờ giao dịch, tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn chính chỉ đạt hơn 700 tỷ đồng. Trong đó, trên HOSE chỉ có duy nhất 5 mã có khối lượng khớp lệnh cao nhất trong khoảng 1-2 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, cổ phiếu VCG đã hồi phục sau phiên lao dốc hôm qua trước quyết định của tòa án Đống Đa về việc tạm dừng nghị quyết ĐHCĐ bầu thành viên HĐQT, ban kiểm soát.

Hiện VCG đang tăng 4,3% lên mức 26.800 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 848.300 đơn vị, đứng thứ 3 về thanh khoản trên sàn HNX tại thời điểm này.

Thị trường không có nhiều biến chuyển. Dòng tiền vẫn nhúc nhắc tham gia và với diễn biến phân hóa, chỉ số VN-Index chưa thể bật cao.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE khá cân bằng với 146 mã tăng và 123 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 2,35 điểm (+0,24%) lên 985,33 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 85,3 triệu đơn vị, giá trị 1.737,44 tỷ đồng, giảm 29,21% về lượng và 18,3% về giá trị so với phiên sáng qua.

Giao dịch thỏa thuận đạt 19,35 triệu đơn vị, giá trị 342,77 tỷ đồng, trong đó TCB thỏa thuận gần 3,19 triệu đơn vị, giá trị 86,98 tỷ đồng; VPB thỏa thuận hơn 4,74 triệu đơn vị, giá trị 103,67 tỷ đồng.

Trong nhóm VN30 có 16 mã tăng và chỉ 9 mã giảm, tuy nhiên biên độ tăng của các mã khá hạn chế, ngoại trừ MSN tăng 1,9% lên 86.600 đồng/CP và VRE tăng 2,2% lên 34.550 đồng/CP, còn lại nhích nhẹ.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng nhích nhẹ với các mã tăng có biên độ hầu hết dưới 1% như VCB tăng 0,6% lên 67.100 đồng/CP, TCB tăng 0,2% lên 25.600 đồng/CP, BID tăng 0,6% lên 35.800 đồng/CP, MBB tăng 0,2% lên 22.450 đồng/CP, STB tăng 0,8% lên 12.250 đồng/CP.

Trái lại, một số mã lớn như VNM, GAS, SAB đang giao dịch dưới mốc tham chiếu. Cổ phiếu HPG cũng diễn biến thiếu tích cực trong ngày tổ chức ĐHCĐ thường niên, sau 3 phiên liên tiếp tăng giá.

Với mức giảm 1,5%, cổ phiếu HPG chốt phiên tại mức giá 31.950 đồng/CP và đã chuyển nhượng thành công 2,86 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản trên sàn HOSE sau OGC khớp 3,71 triệu đơn vị.

Các mã thị trường cũng giao dịch hạn chế Trong đó, cổ phiếu VHG tiếp tục có phiên tăng trần thứ 9 liên tiếp và thanh khoản khá tốt đạt 1,83 triệu đơn vị, dư mua trần 335.430 đơn vị.

Trong khi đó, dòng tiền sôi động đã giúp sàn HNX đã đảo chiều hồi phục sau phiên điều chỉnh hôm qua và duy trì đà tăng trong suốt cả phiên sáng.

Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,5 điểm (+0,46%) lên 107,83 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 19,24 triệu đơn vị, giá trị 282,11 tỷ đồng, tăng mạnh 56,8% về lượng và hơn 170% về giá trị so với phiên sáng qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm 10,29 triệu đơn vị, giá trị 165,1 tỷ đồng, trong đó riêng DNP thỏa thuận 6,75 triệu đơn vị, giá trị hơn 116 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HNX là điểm tựa chính giúp thị trường hồi phục khi hầu hết các mã đều khởi sắc như ACB tăng 0,3% lên 30.400 đồng/CP, SHB tăng 1,3% lên 7.700 đồng/CP, PVS tăng 0,5% lên 20.800 đồng/CP, PVI tăng 4,75% lên 37.500 đồng/CP, VGC tăng 1,46% lên 20.800 đồng/Cp, VCG tăng 6,61% lên 27.400 đồng/CP, DGC tăng 0,47% lên 42.700 đồng/CP.

Ngoại trừ duy nhất VCS giảm nhẹ 0,8% xuống 63.600 đồng/CP. Ngoài ra PHP và DL1 đang đứng giá tham chiếu.

Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất trên sàn HNX gồm ART khớp hơn 3,5 triệu đơn vị; VCG khớp 3,36 triệu đơn vị, VGC khớp 1,79 triệu đơn vị, PVS khớp 1,58 triệu đơn vị, HUT khớp gần 1,1 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, áp lực bán khiến thị trường rung lắc hơn, tuy nhiên chốt phiên, UPCoM-Index may mắn đứng trên mốc tham chiếu.

Cụ thể, UPCoM-Index tăng 0,02 điểm (+0,03%) lên 57,4 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 7 triệu đơn vị, giá trị 112,23 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt gần 7,3 triệu đơn vị, giá trị 54,16 tỷ đồng, trong đó riêng KLB thỏa thuận 4 triệu đơn vị, giá trị 46 tỷ đồng.

Cổ phiếu BSR tiếp tục giao dịch thiếu khởi sắc khi giảm 0,8% và chốt phiên tại mức giá 12.800 đồng/Cp, tuy nhiên vẫn là mã giao dịch sôi động nhất thị trường, đạt 1,13 triệu đơn vị.

Trong khi đó, một số mã lớn hỗ trợ cho thị trường có được sắc xanh như HVN tăng 1% lên 41.300 đồng/CP, VGI tăng 5,7% lên 24.300 đồng/CP, DVN tăng 3,7% lên 16.900 đồng/CP, MSR tăng 0,5% lên 20.200 đồng/CP…

Tin bài liên quan