Phiên 12/8: Giá trị tăng nhờ MSN

Phiên 12/8: Giá trị tăng nhờ MSN

(ĐTCK) MSN bất ngờ được thỏa thuận gần 3,5 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 308 tỷ đồng ở những phút cuối phiên, giúp thanh khoản thị trường tăng vọt.

>> Chứng khoán tuần mới: Sẽ tiếp tục tiến

Phiên 12/8: Giá trị tăng nhờ MSN ảnh 1

Trên sàn HNX, thị trường vẫn duy trì đà giảm, đến 9h25, chỉ số HNX-Index giảm 0,13 điểm (-0,21%) xuống 61,56 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 1,2 triệu đơn vị, tương đương giá trị 8,26 tỷ đồng.

Trong nhóm HNX30, các mã dẫn dắt đều đứng giá như KLS, ACB, SCR, SHB, VND, PVX. Tuy nhiên, với 10 mã tăng, 5 mã giảm và 8 mã đứng giá, chỉ số HNX30-Index tăng nhẹ 0,27 điểm, lên 114,46 điểm. Tổng giá trị khớp được đạt 5,7 tỷ đồng.  

Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, cả hai sàn cùng chìm trong sắc đỏ, HOSE mất mốc 500 điểm.

Cụ thể, chỉ số VN-Index đứng ở mốc 499,95 điểm, giảm 0,67 điểm (-0,13%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 13,78 triệu đơn vị, tương đương giá trị 261,08 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1,2 triệu đơn vị, giá trị 53,65 tỷ đồng.

Cả sàn có 63 mã tăng, 95 mã giảm, 72 mã đứng giá.

Với 4 mã tăng, 10 mã đứng giá, 16 mã giảm điểm, chỉ số VN30-Index đứng ở mức 551,79 điểm, giảm 0,48 điểm (-0,09%).

VNM lấy lại đà tăng như đầu phiên, tăng 1.000 đồng/cp, trong khi PVD chỉ còn tăng 500 đồng/cp.

MSN và GAS cùng giảm 500 đồng;

VIC, VCB và BVH cùng đứng ở mốc tham chiếu.

Phiên 12/8: Giá trị tăng nhờ MSN ảnh 2

Nhóm cổ phiếu ngành cao su, có 2 mã có khối lượng thỏa thuận lớn là HRC đạt gần 20 tỷ đồng; DPR đạt 4 tỷ đồng.

FLC là mã có khối lượng giao dịch lớn nhất trên HOSE và cũng là mã duy nhất khớp được trên 1 triệu đơn vị, đạt gần 1,3 triệu cổ phiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 49 mã, với tổng khối lượng đạt 442.610 đơn vị. Trong đó, cổ phiếu DPM được mua nhiều nhất, đạt 50.000 đơn vị.

Kết thúc phiên sáng, chỉ số HNX-Index giảm 0,05 điểm (-0,09%) xuống 61,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,6 triệu đơn vị, trị giá 60,34 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 428.826 đơn vị, trị giá 6,68 tỷ đồng.

Trong nhóm HNX30, có 8 mã tăng điểm, 8 mã giảm, 11 mã đứng giá, chỉ số HNX30-Index tăng 0,15 điểm (+0,14%), lên 114,35 điểm.

Thông tin KLS mua vào lượng cổ phiếu quỹ lớn giúp cổ phiếu này tăng điểm, với thanh khoản tương đối tốt, đạt gần 1,6 triệu đơn vị.

Phiên 12/8: Giá trị tăng nhờ MSN ảnh 3

Ngoài ra, những mã giúp HNX30 có được sắc xanh phải kể đến như ACB tăng 200 đồng; VND tăng 100 đồng.

SCR, PVX, SHS đứng giá đến hết phiên sáng.

Ngoài KLS, những mã có khối lượng giao dịch lớn trên HNX là PVX (950.000 đơn vị); SHB (600.000 đơn vị).

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 14 mã với tổng khối lượng 46.300 cổ phiếu; trong đó, họ mua vào nhiều nhất là HDO đạt 19.900 đơn vị. Đồng thời bán ra 11 mã với tổng khối lượng 38.160 cổ phiếu.

Phiên chiều: Duy trì sắc đỏ

Bước vào phiên giao dịch chiều, HOSE tiếp tục chìm trong sắc đỏ, đà giảm thị trường gia tăng, có thời điểm VN-Index giảm xuống vùng 498 điểm. Với nỗ lực tăng điểm của một số mã lớn như GAS, giúp VN-Index lấy lại mốc 500 điểm trong những cuối của đợt khớp lệnh liên tục.

Tuy nhiên, bước vào đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa, VIC giảm mạnh, đến 1.500 đồng/cp; MSN giảm 1.000 đồng, kéo thị trường đi xuống.

Phiên 12/8: Giá trị tăng nhờ MSN ảnh 4

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/8, chỉ số VN-Index giảm 1,16 điểm (-0,23%) xuống 499,46 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 28,48 triệu đơn vị, tương đương giá trị 604,28 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 6,55 triệu đơn vị, trị giá 495 tỷ đồng.

Toàn sàn có 81 mã tăng, 109 mã giảm và 86 mã đứng giá.

Trong nhóm VN30 có 2 mã tăng, 7 mã đứng giá, 21 mã giảm giá, chỉ số VN30-Index giảm 2,2 điểm (-0,4%), xuống 550,07 điểm.

Phiên 12/8: Giá trị tăng nhờ MSN ảnh 5

MSN bất ngờ giao dịch thỏa thuận gần 3,5 triệu đơn vị, tại mức giá tham chiếu, trị giá gần 309 tỷ đồng.

Kết thúc phiên, VNM đứng giá. Trong nhóm VN30, hai mã có đà tăng mạnh là PVD tăng 1.500 đồng và KDC tăng 2.000 đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoài MBB giao dịch quanh mốc tham chiếu, các mã còn lại như VCB, CTG, EIB, STB đều giảm 100 đồng/cp.

3 mã có khối lượng giao dịch lớn nhất HOSE là FLC (2,54 triệu); OGC (2,26 triệu) và PVT (1,84 triệu đơn vị).

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 66 mã với tổng khối lượng đạt 1,78 triệu đơn vị. Trong đó, họ mua vào nhiều nhất là cổ phiếu TMS đạt 310.000 đơn vị.

Trên sàn HNX, kết thúc phiên chiều, chỉ số HNX-Index giảm 0,25 điểm (-0,41%), xuống 61,44 điểm. Tổng khối lượng giao dịch gần 16 triệu đơn vị, tương đương trị giá 123,78 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1,1 triệu cổ phiếu, trị giá 11,85 tỷ đồng.

Trong nhóm HNX30, có 4 mã tăng điểm, 12 đứng giá và 14 mã giảm điểm, chỉ số HNX30-Index giảm 0,81 điểm (-0,71%) xuống 113,38 điểm.

Phiên 12/8: Giá trị tăng nhờ MSN ảnh 6

Trong phiên chiều, cả 3 mã KLS, VND và ACB đều đồng loạt quay về mốc tham chiếu khiến cho HNX30-Index không giữ được sắc xanh như phiên sáng.

SCR, SHB và PVX cùng giảm 100 đồng/cp.

KLS và SHB là 2 mã có thanh khoản tốt nhất HNX, đạt xấp xỉ 2,2 triệu cổ phiếu. Tiếp đến là PVX cũng đạt gần 2 triêu đơn vị.

Khối ngoại mua vào 29 mã với khối lượng đạt 106.400 đơn vị, trong đó họ mua vào nhiều nhất là cổ phiếu SD6 đạt 30.000 đơn vị, đồng thời bán ra 30 mã với khối lượng 760.000 cổ phiếu.

SHB là mã bị khối khoái bán ra mạnh nhất, đạt hơn 310.000 đơn vị.

Phiên sáng: Lại mất mốc 500 điểm

 

 

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 0,73 điểm (+0,15%) lên 501,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1 triệu đơn vị, trị giá 14,83 tỷ đồng.

Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, thị trường vẫn giữ được sắc xanh, mặc dù khoảng cách tăng bị thu hẹp lại.

Trong nhóm VN30, VIC và PVD cùng tăng 1.000 đồng; GAS, MSN, MBB đứng giá; VIC giảm 500 đồng; VCB giảm 100 đồng.

DPR thỏa thuận được 100.000 đơn vị ngay khi mở cửa, tại mức giá sàn, trị giá 4 tỷ đồng.

Đến 9h30, thị trường quay đầu giảm điểm, khi VNM quay về giao dịch quanh mốc tham chiếu, trong khi GAS bắt đầu giảm. chỉ số VN-Index giảm 0,01 điểm, xuống 500,61 điểm, tổng giá trị giao dịch 41,85 tỷ đồng.

FLC sau 1 tuần giao dịch trên HOSE, hiện giá cổ phiếu giao dịch tại mức 5.400 đồng/cp, giảm 100 đồng so với ngày đầu lên sàn, thanh khoản của cổ phiếu này cũng bắt đầu giảm.