Phê chuẩn Hội đồng các Hiệp hội doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long

0:00 / 0:00
0:00
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố quyết định phê chuẩn Hội đồng các Hiệp hội doanh nghiệp ĐBSCL nhiệm kỳ 2020-2022.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI chủ trì cuộc họp với các Hiệp hội doanh nghiệp 13 tỉnh, thành ĐBSCL và công bố quyết định phê chuẩn Hội đồng các Hiệp hội doanh nghiệp ĐBSCL.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI chủ trì cuộc họp với các Hiệp hội doanh nghiệp 13 tỉnh, thành ĐBSCL và công bố quyết định phê chuẩn Hội đồng các Hiệp hội doanh nghiệp ĐBSCL.

Hội đồng các Hiệp hội doanh nghiệp ĐBSCL được thành lập nhằm thúc đẩy liên kết hợp tác giũa các Hiệp hội trong vùng để phát triển doanh nghiệp, tăng cường vai trò của hiệp hội trong đối thoại chính quyền địa phương, tham gia tham vấn cải cách kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương. Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc VCCI tại Cần Thơ và ủy viên gồm lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp 13 tỉnh, thành ĐBSCL.

Cùng này, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) đã tổ chức Hội nghị Hội viên thường niên năm 2020 dành cho các doanh nghiệp 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL với chủ đề: “Kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19 – Kịch bản cho ĐBSCL và sự lựa chọn của doanh nghiệp”.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) thông tin: Tại ĐBSCL, với những đặc thù ngành nghề tập trung nhiều ở lĩnh vực sản xuất- chế biến nông nghiệp nên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh có độ trễ nhất định. Nếu như ngành thương mại dịch vụ - du lịch bị tác động ngay khi dịch bùng phát thì ngành chế biến nông thủy sản còn cầm cự trong thời gian dịch bệnh, nhưng đến nay thị trường tiêu thụ chủ lực là: EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Trung Đông... đều giảm đơn hàng đáng kể, nhiều mặt hàng giảm rất mạnh như: trái cây giảm 21,4%; cá tra giảm 39,1%; tôm giảm 14,5%... 

Nhiều DN sản xuất ngành nông nghiệp, chế biến nông sản hiện đang tồn kho, hoạt động cầm chừng, trong khi các doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác như: dich vụ du lịch, xây dựng, bất động sản, vận tải, logistics, may mặc, da giày.... vẫn chưa phục hồi, các doanh nghiệp còn lại có quy mô nhỏ và rất nhỏ đang phải thu hẹp hoạt động hoặc tạm dừng kinh doanh.    

Cũng theo ông Lam, mặc dù trước những tiêu cực do khủng hoảng từ dịch bệnh, nhưng Chính phủ và chính quyền các địa phương cùng cộng đồng doanh nghiệp ĐBSCL đang nỗ lực vượt qua khó khăn. Những tín hiệu kinh tế của vùng “ấm dần” đang làm cho cộng đồng doanh nghiệp trong vùng có niềm tin hơn. Cụ thể là: mức tăng GRDP của vùng  ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm nay là 2.08%, cao hơn bình quân cả nước và nhiều vùng kinh tế khác; trong vùng có 4.567 doanh nghiệp mới thành lập, tăng cao hơn so với bình quân cả nước 4.4% điểm tăng trưởng (giảm 2,9% so với cùng kì năm trước, cả nước giảm 7,3% so với cùng kì 2019). 

Đặc biệt, về xuất khẩu, 05 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu của các địa phương trong vùng ĐBSCL ước đạt 6.93 tỷ USD. Trong đó, một số mặt hàng không chịu nhiều ảnh hưởng và đang thuận lợi để cung ứng cho thị trường: như lúa gạo xuất khẩu đạt 3,09 triệu tấn, tăng 12%, thu về 1,5 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, các sản phẩm y tế đều tăng trưởng nhất định, góp phần cho tăng xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng chung cả vùng.

Tin bài liên quan