Theo đó, người đứng đầu hãng xe Đức cho rằng, hãng xe điện của tỷ phú Elon Musk chỉ dùng truyền thông làm bàn đạp để nâng cao vị thế.
Bài phát biểu có đoạn: “Bây giờ, tôi thực sự phải nói một vài lời về Tesla. Với tất cả sự tôn trọng, có một số nhà vô địch thế giới về truyền thông mà tôi không muốn nhắc tên. Có những công ty chỉ bán được 80.000 xe một năm. Trong khi đó, những công ty như Volswagen bán được 11 triệu xe một năm, thu về lợi nhuận 13 - 14 tỷ euro mỗi năm.”
CEO Muller còn nhấn mạnh, Tesla không phải là một thương hiệu có trách nhiệm với xã hội: “Và nếu tôi được thông báo chính xác, Tesla tiêu tốn hàng triệu USD mỗi quý ở mức 3 con số, sa thải nhân viên vì bất cứ lý do gì. Trách nhiệm xã hội ư? Làm ơn! Xin đừng so sánh táo với cam!”
Các tuyên bố của Muller phần lớn dựa trên thực tế khi doanh số của Tesla còn quá nhạt nhòa so với Volkswagen, và hãng xe điện của Elon Musk vẫn liên tục “đốt tiền” nhiều năm qua. Thêm vào đó, Tesla gần đây đã sa thải hàng trăm công nhân, bị kiện nhiều lần vì lạm dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chống lại những người đồng tính.
Doanh số của Tesla còn quá nhạt nhòa so với Volkswagen
Hãy nhớ lại mục tiêu đầy tham vọng của Volkswagen đưa ra cách đây đúng 10 năm - năm 2007: “Truất ngôi” Toyota và trở thành nhà sản xuất ô tô số một thế giới vào năm 2018.
Nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu của Volkswagen được xây dựng hoàn toàn dựa trên sự ghen tị. Nên chăng, lãnh đạo Công ty cần tập trung hơn vào những mục tiêu nội tại như: xây dựng tính toàn vẹn trong giá trị cốt lõi của công ty, giúp nhân viên làm việc bằng tâm huyết thay vì nỗi sợ hãi, và đặc biệt là làm ra những chiếc xe với chất lượng tốt nhất có thể.
Bằng cách này, Volkswagen sẽ phát triển một cách tích cực để trở thành phiên bản tuyệt vời nhất của chính mình, thay vì bị phân tán bởi sự ghen tị tiêu cực và những tham vọng mù quáng.
Trên thực tế, Volkswagen đã dính vào những bê bối lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô, đó là gian lận khí thải trên nhiều dòng xe. Kể từ khi vụ việc được đưa ra ánh sáng hồi năm 2015, Công ty đã phải chi trả những khoản tiền phạt hàng tỷ đô la, thu hồi hàng trục triệu xe đã bán ra thị trường.
Volkswagen đã dính vào những bê bối lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô, đó là gian lận khí thải trên nhiều dòng xe
Matthias Muller, người đảm nhận vai trò CEO của Volkswagen ngay say khi vụ bê bối nổ ra, đã từng hứa hẹn sẽ học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ. Nới năm ngoái, Muller đưa ra cam kết Công ty sẽ “làm mọi cách có thể để lấy lại niềm tin”, đồng thời vạch ra kế hoạch cho “một Volkswagen mới tốt hơn”.
Vậy nhưng, hứa hẹn sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu không đi kèm với hành động làm minh chứng. Với những lời lẽ hạ bệ Tesla gần đây, người đứng đầu Volkswagen dường như lại đang cho thấy sự mất tập trung một lần nữa.
Tại sao ông lại cảm thấy cần phải chỉ trích Tesla? Tại sao ông lại cảm thấy bị xúc phạm bởi những lời khen ngợi mà người khác dành cho một công ty nhỏ hơn mình nhiều? Liệu ông có đang cảm thấy bị đe dọa hay không? Và nếu như vậy thì, điều đó có giúp gì cho Volkswagen trong những chặng đường tiếp theo không?
Rõ ràng, việc thay đổi suy nghĩ của cả một tổ chức lớn như Volkswagen không phải điều dễ dàng, như chính Muller từng thừa nhận. Nhưng, để thực sự tạo ra bước chuyển mình, Muller và đội ngũ của ông có lẽ cần ngừng so sánh bản thân với các đối thủ, dù là Toyota, Tesla hay bất cứ công ty nào khác. Sẽ thật tuyệt vời nếu Volkswagen muốn học hỏi từ những nhà sản xuất ô tô, những nhà lãnh đạo công nghiệp khác thay vì nảy sinh sự đố kỵ. Điều quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại đối với Volkswagen là học cách tập trung để tránh đi lại trên vết xe đổ của chính mình.