Xét xự vụ án nhận lãi ngoài trái phép tại Vinashin: Tòa triệu tập Công ty TNHH Aon Vina

Xét xự vụ án nhận lãi ngoài trái phép tại Vinashin: Tòa triệu tập Công ty TNHH Aon Vina

(ĐTCK) Việc triệu tập Công ty TNHH Aon Vina, chủ đầu tư và vận hành tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower có liên quan đến việc kê biên tài sản.

Sáng 10/6, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội bắt đầu xét xử vụ án nhận lãi ngoái trái pháp luật tại Tập đoàn Vinashin.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ 10-12/6).

Có 4 bị cáo được đưa ra xét xử gồm Nguyễn Ngọc Sự (SN 1957, nguyên Chủ tịch HĐTV Vinashin); Trương Văn Tuyến (SN 1950, nguyên Tổng giám đốc Vinashin); Trần Đức Chính (SN 1976, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin); Phạm Thanh Sơn (SN 1972, nguyên Phó tổng giám đốc Vinashin).

Hội đồng xét xử gồm 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân, do thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa phiên tòa. Kiểm sát viên Hoàng Ngọc Huyền là đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa.

Có 8 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa.

Tòa án triệu tập ông Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Tổng giám đốc Oceanbank), ông Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank), bà Nguyễn Thị Minh Phương (nguyên Phó tổng giám đốc Oceanbank) và một số lãnh đạo khác của Oceanbank tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Tuy nhiên, các cá nhân đều có đơn xin xét xử vắng mặt. Riêng ông Hà Văn Thắm có người đại diện theo ủy quyền  tham gia phiên tòa.

Tòa án triệu tập Công ty TNHH MTV Aon Vina, chủ đầu tư và vận hành tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower. Đại diện công ty vắng mặt.

Được biết, quá trình điều tra giải quyết vụ án, cơ quan cảnh sát điều tra đã kê biên căn hộ A4009 tòa nhà Keangnam. Tòa triệu tập Aon Vina để làm rõ các vấn đề liên quan hợp đồng mua bán căn hộ này giữa Aon Vina và bị cáo Trương Văn Tuyển.

Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, một số ý kiến luật sư cho rằng, việc vắng mặt các cá nhân nguyên là cán bộ, lãnh đạo Oceanbank – những người chi lãi ngoài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xét xử. Sự việc diễn ra ông Hà Văn Thắm biết rõ nhất, bà Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Trà My... là những người thực hiện trực tiếp.

Do đó, một số ý kiến đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập những người này.

Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, Tòa đã triệu tập theo đúng quy định, việc có mặt những người liên quan là cần thiết. Tuy nhiên, một số người tham gia tố tụng vắng mặt và có đơn hợp lệ. Quá trình điều tra đã lấy lời khai. Viện Kiểm sát cho rằng việc vắng mặt của những người này không ảnh hưởng tới xét xử. Phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày, căn cứ diễn biến phiên tòa, đề nghị Tòa áp dụng các biên pháp cần thiết để triệu tập các cá nhân này nếu thấy cần thiết.

Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tiếp tục xét xử.

Theo cáo buộc, năm 2006, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được thành lập trên cơ sở tổ chức cơ quan quản lý điều hành và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Cuối năm 2011, Vinashin tiếp nhận 2.200 tỷ đồng từ PVN và 4.190 tỷ đồng từ Kho bạc Nhà nước về tài khoản thanh toán tại Oceanbank để xác định vốn điều lệ và tạm ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Mặc dù chưa có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ cho Vinashin gửi tiền có kỳ hạn vào Oceanbank nhưng các bị cáo Nguyễn Ngọc Sự, Trần Đức Chính, Trương Văn Tuyến và Phạm Thanh Sơn đã thống nhất chủ trương và thực hiện việc gửi tiền có kỳ hạn vào Oceanbank để hưởng khoản chi chăm sóc khách hàng của ngân hàng.

Tài liệu điều tra xác định từ ngày 8/11/2010 đến ngày 30/6/2014, Vinashin thực hiện 2.341 hợp đồng, giao dịch gửi tiền tại Oceanbank, tổng giá trị tiền gửi là hơn 103.859 tỷ đồng và hơn 181 triệu USD. Lãi phát sinh theo hợp đồng là 1.076 tỷ đồng và 29.000 USD.

Từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2014, Trần Đức Chính đã nhận hơn 105 tỷ đồng lãi ngoãi do các cán bộ của OceanBank chi. Số tiền hơn 105 tỷ đồng này do Trần Đức Chính trực tiếp quản lý, không hạch toán vào nguồn thu của Vinashin, để ngoài sổ sách, dùng để các bị cáo chiếm hưởng cá nhân trái pháp luật, chi phí không đúng quy định của Nhà nước.

Cơ quan công tố xác định, bị cáo Nguyễn Ngọc Sự đã chiếm hưởng cá nhân 8 tỷ đồng, bị cáo Trần Đức Chính chiếm hưởng 10 tỷ đồng, bị cáo Trương Văn Tuyến chiếm hưởng 3,5 tỷ đồng, bị cáo Phạm Thanh Sơn chiếm hưởng 1,2 tỷ đồng.

Tin bài liên quan