Bị cáo Hà Văn Thắm.

Bị cáo Hà Văn Thắm.

Oceanbank huy động vốn chủ yếu phục vụ lợi ích cá nhân của Thắm và nhóm lợi ích của Thắm

(ĐTCK) “Có thể nhận định, nguồn vốn huy động được chủ yếu để phục vụ cho lợi ích cá nhân của Thắm và nhóm lợi ích của Thắm và không đem lại hiệu quả cho Oceanbank như các bị cáo và luật sư nêu”, đại diện công tố nhấn mạnh.

Tại tòa, lời khai của bị cáo Nguyễn Thị Thu Ba, nguyên giám đốc khối bản lẻ cho biết, thời điểm năm 2011, Oceanbank chi trả lãi ngoài là phản ứng bắt buộc trước cung cầu thị trường.

Bị cáo Thu Ba khẳng định ngân hàng buộc phải giữ nguồn huy động vốn mới giữ được thanh khoản và cứu ngân hàng.

Bị cáo Nguyễn Hoài Nam, nguyên giám đốc khối nguồn vốn dẫn liệu số liệu trong các năm 2011, 2012, 2013, Oceanbank đều ghi nhận lãi và trả cổ tức cho cổ đông, nộp ngân hàng nhà nước và được đánh giá thành tích.

Tranh luận về ý kiến của các bị cáo và luật sư cho rằng Oceanbank hoạt động có lãi, đại diện Viện KSND đã đưa các con số sinh động, cụ thể để phản bác.

Theo đại diện công tố, kết luận thanh tra giám sát NHNN số 427 ngày 27/12/2012 cho thấy, trong thời hiệu thanh tra năm 2010-2011, nợ xấu Oceanbank chiếm 12% trên tổng dư nợ 21.690 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu âm 1.500 tỷ đồng do Oceanbank không trích lập dự phòng và phân loại nợ theo quy định.

Kết luận số 430 (ngày 29/9/2014), tất cả các sai phạm được nêu tại kết luận 427 tiếp tục bị vi phạm với tính chất trầm trọng hơn, dẫn đến nợ xấu tăng, chiếm 49,84% trên tổng dư nợ 29.941 tỷ đồng.

Trong số nợ xấu thì nhóm vay liên quan đến Hà Văn Thắm chiếm tỷ lệ 79,3%. Lợi nhuận trên thuế lỗ 10.188 tỷ đồng bằng 249,63% vốn chủ sở hữu, tức âm vốn chủ sở hữu 2,5%.

Cơ quan tố tụng xác định, nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên xuất phát từ việc quản trị, điều hành không khách quan, minh bạch, bỏ qua hoặc nới lỏng các quy định về cho vay, nhất là đối với nhóm vay liên quan đến Hà Văn Thắm, báo cáo tài chính không trung thực, không phản ánh đúng thực trạng hoạt động kinh doanh.

Qua đó khẳng định quá trình kinh doanh của Oceanbank không có lãi.

Oceanbank huy động vốn chủ yếu phục vụ lợi ích cá nhân của Thắm và nhóm lợi ích của Thắm ảnh 1

 Đại diện Viện KSND phát biểu tại tòa.

“Có thể nhận định, nguồn vốn huy động được chủ yếu để phục vụ cho lợi ích cá nhân của Thắm và nhóm lợi ích của Thắm và không đem lại hiệu quả cho Oceanbank như các bị cáo và luật sư nêu”, đại diện công tố nhấn mạnh. 

Về thông tin các bị cáo cho rằng sau khi NHNN mua bắt buộc với giá 0 đồng nhưng chỉ sau 1 năm Oceanbank có lãi hơn 1.000 tỷ đồng.

Nguồn vốn huy động được chủ yếu để phục vụ cho lợi ích cá nhân của Thắm và nhóm lợi ích của Thắm và không đem lại hiệu quả cho Oceanbank.

Viện KSND dẫn chứng, báo cáo tài chính được kiểm toán của Oceanbank phản ánh, năm tài chính 2014 lợi nhuận là 15 tỷ đồng, lỗ lũy kế 15.442 tỷ đồng. Năm 2015, lợi nhuận 48 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 15.412 tỷ đồng. Năm 2016, lãi là 70 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 15.340 tỷ đồng.

“Năm 2015, Oceanbank bị kiểm soát đặc biệt. Để hỗ trợ duy trì thanh khoản, tránh đỗ vỡ, mất khả năng thanh toán, NHNN phải cho Oceanbank vay đặc biệt. Hiện tại Oceanbank vẫn chưa hoàn trả khoản vay này cho NHNN. Ngoài ra, Oceanbank còn được tăng cường về nhân lực để hỗ trợ quản trị kinh doanh và được hỗ trợ, chia sẻ nhiều cơ hội kinh doanh. Con số OCB lãi 1.000 tỷ đồng là không chính xác. Việc Oceanbank bắt đầu vực dậy hoạt động kinh doanh không phải do hiệu quả từ những hoạt động huy động và cho vay”, người giữ quyền công tố tại tòa nói thêm.

Tin bài liên quan