Các bị cáo tại tòa.

Các bị cáo tại tòa.

Cựu Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội bị đề nghị mức án từ 8-9 năm tù

(ĐTCK) Sáng 20/9, sau 2 ngày xét hỏi, đại diện VKSND đã luận tội và đề  nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Với nhóm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Nguyễn Huy Ban (cựu Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) bị đề nghị mức án từ 15-16 năm tù; bị cáo Lê Bạch Hồng (cựu Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cựu Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội) bị đề nghị mức án từ 8-9 năm; Nguyễn Phước Tường (nguyên Trưởng ban Kế hoạch tài chính) từ 15-16 năm tù; Hoàng Hà (Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp) từ 8-9 năm tù và Trần Tiến Vỹ (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp ) từ 3-4 năm tù.

Bị cáo Trần Thị Thanh Thủy (cựu chuyên viên phòng Kế hoạch tổng hợp) bị đề nghị mức án từ 24-30 tháng tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo VKSND, từ tháng 3/2008 đến tháng 8/2009, Nguyễn Phước Tường chỉ đạo Trần Tiến Vỹ và Hoàng Hà lập 14 tờ trình và đề nghị Nguyễn Huy Ban và Lê Bạch Hồng cho ALCII vay vốn từ Quỹ bảo hiểm xã hội.

Sau khi được các lãnh đạo bút phê “đồng ý”, Nguyễn Phước Tường đã chỉ đạo Phòng Kế hoạch Tổng hợp liên hệ, soạn thảo hợp đồng và gửi qua thư điện tử (email) cho ALCII. Sau khi ALCII ký trước và chuyển lại, Phòng Kế hoạch Tổng hợp kiểm tra trình Nguyễn Phước Tường kiểm tra lại, ký nháy và trình Tổng giám đốc ký hợp đồng chính thức cho ALCI vay vốn.

Trong thời gian này, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã ký 14 hợp đồng cho ALCII vay vốn số tiền 1.010 tỷ đồng. Đến năm 2018, ALCII bị phá sản. Tính đến ngày 31/7/2018, ALCII mới thanh toán một phần tiền nợ gốc và lãi, hiện còn nợ 1.697 tỷ đồng (gồm 769 tỷ đồng tiền gốc và 928 tỷ đồng nợ lãi).

VKSND xác định việc truy tố các bị cáo là có cơ sở. Các bị cáo biết rõ ALCII không phải là đối tượng được vay vốn từ quỹ bảo hiểm xã hội nhưng vẫn cố ý thức hiện. Hậu quả vụ án là đặc biệt lớn.

Tại tòa các bị cáo thừa nhận có trách nhiệm nhưng có bị cáo cho rằng không cố ý làm trái là cố tình đánh tráo khái niệm. Hồ sơ vụ án cũng thể hiện các bị cáo yêu cầu Agribank có thư bảo lãnh nhưng có hợp đồng cho vay, phần lãi suất, thời hạn không đúng. Các hợp đồng thể hiện ý chí chủ quan, có chủ đích của các bị cáo.

VKSND cho rằng, các bị cáo nắm rõ quy định pháp luật về đầu tư bảo hiểm nhưng có động cơ không minh bạch, trong sáng.

Về trách nhiệm dân sự, VKSND cho rằng thư bảo lãnh thể hiện việc cho ALCII nhận tiền gửi, không phải là bảo lãnh vay vốn. Quan hệ các hợp đồng tín dụng là hợp đồng vay vốn.

Mặc dù hành vi của các bị cáo Nguyễn Huy Ban, Hoàng Hà, Trần Tiến Vỹ tham gia vào quá trình vay và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc cho vay không đúng đối tượng, không đúng nguyên tắc. Nhưng việc Agribank phát hành thư bảo lãnh cũng tạo một phần cơ sở cho các bị cáo cho vay vốn trái pháp luật.

Do đó, VKSND đề nghị HĐXX khi xem xét cần cân nhắc yêu cầu ngân hàng phải chịu một phần hậu quả với các bị cáo để bồi thường thiệt hại.

Tin bài liên quan