Cựu Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Văn Hữu Chiến kháng cáo về tội danh và trách nhiệm bồi thường

(ĐTCK) Ngày 4/1, luật sư Trần Việt Hùng cho biết, thân chủ của ông là bị cáo Văn Hữu Chiến (cựu Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng) đã gửi đơn kháng cáo ngày 15/1/2020 với 5 nội dung về tội danh và trách nhiệm bồi thường.
Bị cáo Văn Hữu Chiến. Ảnh: Vnexpress

Bị cáo Văn Hữu Chiến. Ảnh: Vnexpress

Trước đó, vào cuối tháng ngày 13/1/2020, TAND TP. Hà Nội đã xử phạt hai cựu Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng là Trần Văn Minh 17 năm tù và Văn Hữu Chiến 12 năm tù; bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) bị phạt 25 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Các bị cáo khác cũng lĩnh án từ 18 tháng tù  - 6 năm tù giam.

Ngoài mức hình phạt trên, bị cáo Vũ phải bồi thường 3.000 tỷ đồng; bị cáo Minh và Chiến phải bồi thường hơn 500 tỷ đồng.

Sau phiên tòa trên, luật sư Trần Văn Hùng cho biết, bị cáo Văn Hữu Chiến đã kháng cáo về tội danh và trách nhiệm bồi thường.

Thứ nhất, tại dự án 29 ha Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước, luật sư cho biết, bị cáo Chiến kêu oan vì cho rằng đây không phải là “đất sạch” mà là đất dự án của Công ty Daewon. Việc này được ghi trong thỏa thuận nguyên tắc ký kết giữa Công ty Daewon và UBND TP. Đà Nẵng ngày 16/11/2006. Đây là điều khoản bắt buộc, ràng buộc giữa Đà Nẵng và nhà đầu tư.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (bào chữa cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ) chia sẻ, sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Vũ nói sẽ kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Thỏa thuận giao 29 ha đất đã có tài sản của nhà đầu tư. TP. Đà Nẵng không thể lấy đất mang đi đấu giá. Quan điểm của VKSND, cơ quan điều tra nói đây là “đất sạch” là không đúng. Việc quy kết bị cáo về tội Vi phạm về quản lý đất đai là không đúng, hoàn toàn oan.

Thứ hai, về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo điều 219 Bộ Luật Hình sự 2015 thì không đúng theo quy định của Bộ luật Hình sự. Vì hành vi này xảy ra trước năm 2015, không có giá trị hồi tố, trái với tinh thần Nghị quyết 41 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về hướng dẫn thi hành luật hình sự.

Thứ ba, việc giảm 10% tiền nộp của bên mua trong thời hạn 30 hoặc 60 ngày là có sự thống nhất của Thường trực Thành ủy, HĐND TP. Đà Nẵng. Ông Trần Văn Minh ký ít nhất 3 văn bản gửi đến tất cả ban ngành, công khai trong toàn thành phố thực hiện. Việc này Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước biết, rất nhiều cơ quan biết, vì đây là chính sách công khai diễn ra cách đây 15 năm. Vì vậy, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại quy kết này.

Thứ tư là việc xác định giá trị thiệt hại. Thiệt hại phải được tính ở thời điểm hành vi hoàn thành, không thể lấy kết quả giám định năm 2018 để áp vào năm 2006, 2007 và quy kết bị cáo bồi thường là không hợp lý.

Thứ năm, khi làm Phó chủ tịch UBND Thành phố, bị cáo Chiến có ký bán 2 căn nhà thì nhà đất công sản số 16 Bạch Đằng có công văn của Bộ trưởng Bộ Công an. Ông Chiến đã báo cáo ông Trần Thọ (Bí thư Thành ủy khi đó) và ông Trần Thọ cũng đồng ý giao căn nhà 16 Bạch Đằng đó cho công ty của Vũ nhôm. Sau đó, năm 2014, ông Chiến nghỉ hưu, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẫng Huỳnh Đức Thơ quyết định giá bán.

Tin bài liên quan