Bộ trưởng Năng lượng Azerbaijan, Azeri Parviz Shahbazov cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Riyadh, Ả Rập Xê Út: “Đó là điều tốt trong thời điểm hiện tại. Chúng tôi đã đồng ý về một chương trình rất khôn ngoan và thông minh trong những tháng tới. Thỏa thuận OPEC+ mang lại sự ổn định bổ sung cho cán cân sản xuất trên toàn cầu”.
OPEC và các đối tác như Nga và Azerbaijan đã phải chịu áp lực từ các nước tiêu thụ dầu lớn bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ để tăng sản lượng nhanh hơn sau khi cắt giảm sâu vào năm ngoái khi đại dịch lây lan.
Trước đó, một nguồn tin OPEC+ cho biết: “Dựa trên những bài học trong quá khứ, OPEC thận trọng hơn vì bất kỳ quyết định vội vàng nào cũng có thể khiến giá dầu giảm mạnh. Vì vậy, áp lực chính trị của Mỹ và những nước khác vẫn chưa phát huy tác dụng trong việc thay đổi chiến lược này”.
Các nguồn tin cho biết, OPEC+ vẫn đang lưu tâm đến viễn cảnh giá dầu có thể đảo ngược mức tăng nhanh chóng. Điều này đã xảy ra vào năm 2018 khi giá dầu Brent giảm từ trên 85 USD vào tháng 10 xuống dưới 50 USD vào cuối năm.
"Thị trường dầu vẫn còn mong manh và không có gì đảm bảo giá cả ổn định", nguồn tin của OPEC+ cho biết.
Giá dầu Brent đã tăng trên 85 USD/thùng trong tuần này, nâng mức tăng trong năm nay lên 65%. Iraq là một trong những nhà sản xuất lớn nhất của OPEC hôm thứ Tư (20/10) cho biết, giá có dầu thể đạt 100 USD/thùng trong năm tới.
“Trong tương lai, nếu thế giới cần thêm dầu, điều đó sẽ được OPEC+ xem xét kỹ lưỡng”, Bộ trưởng Năng lượng Azeri Parviz Shahbazov cho biết.
Azerbaijan hiện đang bơm khoảng 700.000 thùng dầu mỗi ngày và đang cố gắng vận chuyển nhiều khí đốt tự nhiên hơn đến châu Âu để giảm giá ở khu vực này. Ông Shahbazov cho biết, một phần nguyên nhân khiến giá khí đốt tăng lên mức kỷ lục là nhằm hạn chế đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch.
“Kế hoạch là tăng xuất khẩu. Nếu chúng ta đầu tư quá mức vào khí đốt, người tiêu dùng sẽ sử dụng than và nhiên liệu hóa thạch và chúng ta còn gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn”, ông cho biết.