Xe đa dụng cỡ nhỏ tại Việt Nam đang được nhiều thương hiệu, nhiều hãng đưa vào và thị trường trở nên chật chội hơn.

Xe đa dụng cỡ nhỏ tại Việt Nam đang được nhiều thương hiệu, nhiều hãng đưa vào và thị trường trở nên chật chội hơn.

Ô tô Việt, bán tải hết thời, có nhường ngôi cho xe đa dụng đô thị!?

Thị trường xe hơi Việt quả thực rất khó cho những doanh nghiệp ô tô nội địa hoá xe hơi khi mà sở thích và thị hiếu của người dân đã, đang và sẽ thay đổi nhanh chóng.

Còn nhớ, trước đây, Toyota Việt Nam có chiến lược nội địa hoá chiếc xe hơi Innova tại Việt Nam với kỳ vọng đây sẽ là chiếc xe của mọi gia đình Việt, chiếc xe Việt.

Và dòng xe này được coi là con bài chiến lược xe hơi của người Việt khi nó được đem ra so sánh ngang với chiến lược phát triển các dòng xe bán tải mà người Thái xây dựng cho nền công nghiệp ô tô của họ. 

Tuy nhiên, thành công của chiếc xe 7 chỗ gia đình như Innova chỉ đạt tỷ lệ nội địa hoá mà không thể nhân rộng ra quy mô lớn hoặc chiếm thị trường áp đảo ở Việt Nam.

Thời điểm hiện nay, dù Innova vẫn là thương hiệu xe hơi bán được nhiều, song nó dần bị các đối thủ khác qua mặt, thậm chí nếu so với những chiếc xe nhập cùng dòng, chiếc Innova lắp ráp tại Việt Nam khó cạnh tranh về giá cả và ngoại hình.

Tương tự với câu chuyện trên của Innova, từ năm 2015 - 2017, xe bán tải pickup được tiêu thụ rất mạnh tại Việt Nam khi chúng vừa được ưu đãi thuế vừa phù hợp với điều kiện địa hình của nước ta.

Tuy nhiên, độ "hot" của những chiếc xe này cũng chỉ được 2 năm, từ cuối 2017 đến năm 2018, xu hướng tiêu thụ xe dường như đã xoay chiều, xe bán tải cồng kềnh không được xem là hàng hot của năm mà thay vào đó là nhiều dòng xe đa dụng, xe nhỏ giá rẻ lên ngôi.

Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tôViệt Nam (VAMA), trong năm 2017, chiếc Innova tiêu thụ được hơn 12.000 chiếc, chỉ tăng hơn 700 chiếc so với năm 2016. Mặc dù dòng xe này vẫn bán chạy, song nó không còn được xem là chiếc xe cỡ lớn, xe gia đình chở người độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Trong khi đó, các dòng xe Pickup 8 tháng qua, tiêu thụ mới đạt 7.600 chiếc, chưa bằng 50% lượng xe tiêu thụ trong 8 tháng năm 2017. Tốc độ tiêu thụ tụt giảm một phần do lượng nhập bị giảm, nhưng phần lớn do thị trường trong nước đã có quá nhiều dòng xe lựa chọn, thay thế.

Hiện, thị trường Việt nóng nhất ở hai phân khúc xe hatchback và xe miniSUV (xe đa dụng đô thị) đây là hai phân khúc đang được người tiêu dùng kỳ vọng lớn: Giá rẻ và chiều thị hiếu khách hàng.

Với xe hatchback, ưu điểm nổi bật chính là giá rẻ, nhỏ gọn và tiết kiệm nhiên liệu so với các bản sedan đắt đỏ hay các dòng SUV cỡ lớn. Bên cạnh đó, dòng xe này cũng đang phù hợp với đô thị Việt Nam, với dân kinh doanh vận tải, đặc biệt taxi chở người khi tỷ suất hoàn vốn chiếc xe nhanh chóng do chi phí mua xe đời mới hiện tối thiểu đã về mức 350 triệu đồng/chiếc xe.

Còn đối với các dòng xe lai miniSUV, hiện nay trên thị trường có nhiều phiên bản, dòng xe mới hơn so với các bản xe SUV, MPV.

Bản thân các dòng xe đa dụng đô thị cũng đáp ứng được các tính năng hiện đại hoá, thời thượng để phục vụ người sở hữu, người đi xe Việt đang được trẻ hoá nhanh chóng.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, ngành công nghiệp ô tô đi lên từ cơ khí chính xác và công nghệ cao đòi hỏi trình độ và quy mô lớn. Việc thay đổi vòng đời nhanh chóng trong thời đại hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp khó có thể nào "chung thuỷ" một thương hiệu để bắt người tiêu dùng tiêu hoá hết sản phẩm như trước đây được nữa.

Bà Lan nói thêm: Chính công nghệ xe, vòng đời xe và đặc biệt thị hiếu xe hơi Việt thay đổi nhanh chóng vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng vừa tạo thách thức lớn cho các nhà sản xuất xe hơi tại Việt Nam".

Đúng về nguyên lý sản xuất và giá cả, nhiều chuyên gia về xe hơi phân tích: Giá xe ô tô được xây dựng theo nguyên lý từ khi xuất xưởng giá xe phải bao gồm cả chi phí linh phụ kiện sản xuất dư thừa, số xe bán ế, bán chậm.

Điều này lý giải những chiếc xe bản limited hoặc xe sản xuất thủ công có giá đắt đỏ hơn khá nhiều do với những dòng xe được toàn cầu hoá trên thị trường.

Bên cạnh đó, chiếc xe giá bán đắt chính là do lượng xe sản xuất hạn chế, linh phụ kiện dự trữ nhiều và các hãng "cá tính hoá", "thương hiệu hoá" từ chi tiết ốc vít, đến nội ngoại thất. Làm như thế các hãng vừa giữ bí quyết công nghệ, vừa khiến các xe khi có hỏng hóc, thay thế, bắt buộc người tiêu dùng thay đồ chính hãng.

Tuy nhiên, với mô hình toàn cầu hoá xe hơi hiện nay, các hãng đã và đang phải đối phó với thách thức lớn là vòng đời xe đang ngắn lại, mẫu mã và tiện ích xe đang thay đổi nhanh chóng.

Điều đó có nghĩa, các hãng khó có thể "cá nhân hoá" các chi tiết xe bởi họ sẽ gặp bất lợi về giá và linh phụ kiện dư thừa nếu chậm thay đổi công nghệ, chiều lòng khách hàng.

Tin bài liên quan