Ảnh Internet
Theo đó vì 10 tháng đầu năm SKN không đạt kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra nên HĐQT Công ty đề nghị giảm các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2021 với tổng doanh thu 60 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1,46 tỷ đồng. Cổ đông có thể trả lời bằng đường bưu điện hoặc bằng cách gửi email trước 16h ngày 6/12/2021.
Theo kế hoạch kinh doanh được thông qua tại ĐHCĐ thường niên 2021, doanh thu kế hoạch là 89,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 2,5 tỷ đồng. Như vậy, HĐQT của Sanna Khánh Hòa xin hạ chỉ tiêu doanh thu giảm 33% và lợi nhuận giảm 41,5% so với kế hoạch đã được ĐHCĐ thường niên thông qua.
Công ty gửi Thư lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, nhưng có cổ đông phản ánh, Công ty lại không trả cước phí cho công ty chuyển phát nhanh. Như vậy, cổ đông phải trả tiền cho bưu điện thì mới được nhận Phiếu biểu quyết và Thư lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản!?
SKN tiền thân là Nhà máy nước khoáng thiên nhiên Yến sào Khánh Hòa, được cổ phần hóa năm 2017. Hiện Sanna có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, phần vốn nhà nước chiếm 51% do Công ty TNHH Yến sào Khánh Hòa quản lý. Ngoài ra, SKN còn có các cổ đông lớn khác là Công ty TNHH Bao bì nhựa Vĩnh An, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Minh Thông và Công ty Cồ phần Dịch vụ Văn hỏa và Quảng cáo Khánh Hòa
Sanna có khá nhiều sản phẩm nổi tiếng như nước rong biển, nước chanh dây Sanna, nước chanh muối Sanna, nước uống đóng chai… Tuy nhiên, từ sau khi cổ phần hóa, lợi nhuận của Công ty khá lẹt đẹt.
Hiện nay, đại diện vốn nhà nước trong HĐQT của SKN gồm các ông bà Nguyễn Khoa Bảo, Nguyễn Văn Lành, Nguyễn Hạ Hiền, mỗi người đại diện nắm giữ 17% vốn nhà nước tại công ty. Trong HĐQT của SKN còn có 2 nhân vật đại diện vốn tư nhân là ông Đào Minh Tú, Giám đốc công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Minh Thông và ông Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Bao bì nhựa Vĩnh An. Ông Huy nguyên là Phó phòng quản lý đất đai Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận.