“Điều này có nghĩa là các nền kinh tế có thể hoạt động tốt hơn mọi người nghĩ, nhưng thông tin đáng chú ý lúc này là con số thặng dư thương mại của Mỹ. Nếu chính quyền Mỹ nhận ra rằng, thực tế những con số xuất khẩu cho thấy Trung Quốc bằng một cách nào đó được hưởng lợi không công bằng so với kỳ vọng từ tình hình hiện tại, điều này có thể sẽ dẫn đến gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ Trung”, ông nói thêm.
Mối lo ngại về gia tăng căng thẳng Mỹ Trung được bắt đầu sau những đối đáp giữa Whashington và Bắc Kinh.
Mike Pompeo, Ngoại trưởng Mỹ nói rằng, có một số lượng đáng kể bằng chứng cho thấy virus xuất hiện từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi các trường hợp đầu tiên được báo cáo.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã kịch liệt bác bỏ tuyên bố rằng virus này đã trốn thoát khỏi Viện Virus học Vũ Hán và thậm chí còn cáo buộc Mỹ là nguồn gốc của virus. Hầu hết các chuyên gia tin rằng, virus có khả năng bắt nguồn từ một khu vực ẩm ướt ở Vũ Hán và được lây truyền sang người qua dơi.
Chỉ báo cho thị trường
“Các yếu tố thúc đẩy căng thẳng giữa hai cường quốc là một biến số mang lại rủi ro mới cho thị trường”, theo Timothy Moe, Timothy Moe, đồng giám đốc nghiên cứu vĩ mô châu Á và chiến lược công bằng châu Á Thái Bình Dương của Goldman Sachs.
“Chúng tôi cho rằng đây là một yếu tố tác động lớn đối với thị trường, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng trong việc định giá thị trường trong thời gian tới”, ông nói thêm.
Chỉ vài tháng trước, Bắc Kinh và Washington đã ký một thoả thuận thương mại giai đoạn 1 mang lại sự hy vọng cho nhà đầu tư sau nhiều tháng chiến tranh thương mại leo thang. Tuy nhiên, những kỳ vọng từ thoả thuận trong tháng 1 đã nhanh chóng đánh mất khi sự lan rộng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, nền kinh tế nhiều quốc gia bị đóng băng do các biện pháp cách ly xã hội.
“Theo suy nghĩ của tôi về tình hình hiện tại ở Mỹ, sự cần thiết để phục hồi kinh tế là cố gắng hỗ trợ vốn, để cho nền kinh tế hồi phục từ từ”, Farris nói.