Nỗ lực gạt bỏ nỗi sợ hãi, giới đầu tư lại ồ ạt gom hàng trở lại

Nỗ lực gạt bỏ nỗi sợ hãi, giới đầu tư lại ồ ạt gom hàng trở lại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau tuần giao dịch tồi tệ trước đó, phố Wall bất ngờ tăng vọt trong phiên thứ Hai đầu tuần (21/6) khi giới đầu tư tìm kếm động lực từ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Khởi đầu tuần mới, chứng khoán Mỹ lội ngược dòng hoàn toàn so với tuần trước khi những tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gây ra một đợt chốt lời đã trên diện rộng và trở thành tuần có hiệu suất tồi tệ nhất trong nhiều tháng.

Trọng tâm trong tuần này kết quả cuộc khảo sát về hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Mỹ và dữ liệu bán nhà, trong khi Chủ tịch Fed Jerome Powell điều trần trước Quốc hội vào thứ Ba.

Nhóm cổ phiếu năng lượng dẫn đầu đã phục hồi của thị trường trong phiên đêm qua với Devon Energy tăng 7%, Occidental Petroleum tăng 5,4%. Tất cả 11 chỉ số ngành thuộc S&P 500 đều tăng, trong đó năng lượng tăng 4,3% theo sau là tài chính, tăng 2,4%. Ngoài ra, Microsoft tăng 1,2% đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại.

Mặt khác, cổ phiếu liên quan đến tiền điện tử như Riot Blockchain, Marathon Patent, Coinbase Global đồng loạt giảm từ 1% đến 4% do lệnh hạn chế đào bitcoin của Trung Quốc.

Kết thúc phiên 21/6, chỉ số Dow Jones tăng 586,89 điểm (+1,76%), lên 33.876,97 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 58,34 điểm (+1,40%), lên 4.224,79 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 111,10 điểm (+1,79%), lên 14.141,48 điểm.

Chứng khoán châu Âu trở lại đà tăng hôm thứ Hai, dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu tăng trưởng sau những phát biểu mới nhất của Chủ tịch Nhân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde xoa dịu thị trường.

Theo bà Lagarde, tăng trưởng kinh tế khu vực đồng euro có thể phục hồi nhanh hơn dự kiến ​​khi người tiêu dùng bắt đầu chi tiêu trở lại, đồng thời ECB vẫn sẽ duy trì chính sách nới lỏng.

Kết thúc phiên 21/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 44,82 điểm (+1,64%), lên 7.062,64 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 155,20 điểm (+1,00%), lên 15.603,24. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 22,38 điểm (+1,51%), lên 6.602,54 điểm.

Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản có phiên giảm mạnh nhất trong bốn tháng khi lệnh bán ồ ạt được kích hoạt bởi những bình luận mới từ một quan chức Fed cuối tuần trước.

Chứng khoán Trung Quốc nhích nhẹ với việc giới đầu tư ít phản ứng với thông tin nước này giữ nguyên lãi suất chuẩn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, phù hợp với các thị trường châu Á khác, khi các nhà đầu tư đứng ngoài và cân nhắc bán do tác động của sự thay đổi quan điểm diều hâu bất ngờ của Fed.

Chứng khoán Hàn Quốc cũng giảm, khi các nhà đầu tư hoảng sợ sau lập trường diều hâu bất ngờ của Fed vào tuần trước.

Kết thúc phiên 21/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 953,15 điểm (-3,29%), xuống 28.010,93 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 4,09 điểm (+0,12%), lên 3.529,18 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 312,27 điểm (-1,08%), xuống 28.489,00 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 27,14 điểm (-0,83%), xuống 3.240,79 điểm.

Giá vàng bật tăng mạnh mẽ trong phiên đầu tuần khi đồng USD suy yếu, dòng tiền quay lại thị trường kim loại quý sau đợt giảm sâu vừa qua.

Kết thúc phiên 21/6, giá vàng giao ngay tăng 19,60 USD (+1,05%), lên 1.783,40 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8 tăng 13,90 USD (+0,79%), lên 1.782,90 USD/ounce.

Giá dầu tiếp tục tăng trong ngày thứ Hai khi đồng USD rút khỏi mức cao nhất trong hai tháng, bên cạnh việc cuộc đàm phán nhằm khôi phục thoả thuận hạt nhân của Iran đã tạm dừng hôm 10/6.

Thị trường dầu mỏ vẫn được hỗ trở bởi sự lạc quan về tốc độ tiêm chủng Covid-19 trên toàn cầu và dự kiến ​du lịch mùa hè bùng nổ.

Bank of America đưa ra dự báo dầu thô Brent có khả năng đạt mức trung bình 68 USD/thùng trong năm nay nhưng có thể đạt 100 USD vào năm sau do nhu cầu không ngừng tăng trưởng cùng với việc sử dụng ô tô cá nhân nhiều hơn.

Kết thúc phiên 21/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI tăng 2,02 USD (+2,8%), lên 73,66 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,39 USD (+1,9%), lên 74,90 USD/thùng.

Tin bài liên quan