Cụ thể, thoái vốn tại CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC), CTCP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (VTF) và thanh lý mảnh đất tại 765 Hồng Bàng, TP.HCM.
Trong đó, 2 thương vụ gần như đã thực hiện xong, bao gồm việc bán hơn 21 triệu cổ phiếu FMC, tương ứng 54,28% vốn FMC, với giá bán 23.000 đồng/cp, ước tính mang về cho HVG gần 487 tỷ đồng và thanh lý mảnh đất 765 Hồng Bàng với giá trị chuyển nhượng 375 tỷ đồng.
Riêng với việc thoái vốn tại VTF, chưa có thêm thông tin mới ngoại trừ việc HĐQT HVG quyết định sẽ thoái trên 50%. Hiện HVG đang sở hữu gần 94,5 triệu cổ phiếu VTF, tương ứng 90,38% vốn với giá vốn mua ban đầu chỉ 7.512 đồng/cp.
Năm 2018, HVG đặt kế hoạch doanh số toàn tập đoàn khoảng 10.000 tỷ đồng từ xuất khẩu, kinh doanh nông sản (bã nành, cám, khoai mì…) nội địa và thoái vốn đầu tư. Lợi nhuận trước thuế ước đạt từ 800 tỷ đồng.
Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu năm 2018 sẽ đạt khoảng 300 triệu USD từ cá và tôm. Năm 2017, thị trường xuất khẩu lớn nhất của HVG là Mỹ, chiếm tỷ trọng 44% kim ngạch, theo sau là các thị trường Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Mexico…
Thị trường xuất khẩu của HVG. Nguồn: HVG
Tính đến hết niên độ 2016-2017 (30/9/2017), HVG đang lỗ lũy kế gần 424 tỷ đồng. Nếu năm 2018, HVG thực hiện được kế hoạch đề ra, công ty sẽ xóa được hết lỗ lũy kế. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên HVG đặt kế hoạch lãi lớn sau một năm thua lỗ.
Năm 2017, công ty cũng đặt kế hoạch lãi 400 tỷ đồng trong niên độ 2016-2017 dù niên độ trước đó thua lỗ 49 tỷ đồng. Kết quả thực hiện của niên độ 2016-2017 của HVG thậm chí còn đáng thất vọng hơn so với kỳ trước khi ghi nhận số lỗ 713 tỷ đồng.
Tính 31/12/2017, HVG còn 24 công ty thành viên, lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất tôm/cá/heo giống, sản xuất thức ăn, nuôi trồng thủy sản, chế biến tôm/cá/bột cá biển, sản xuất mỡ cá/bột cá.