Không thể phủ nhận tác động xấu của dịch bệnh bao phủ lên toàn cầu và ngành tài chính tiêu dùng cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng khi nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân giảm mạnh trong thời gian “giãn cách xã hội”.
Là công ty tài chính với thị phần lớn nhất cùng sự đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng hàng năm của ngân hàng mẹ VPBank, FE CREDIT đã kịp thời đưa ra một loạt các biện pháp ứng phó để giảm thiểu tác động do virus corona và đáp trả lại là kết quả khả quan của Công ty trong việc thu hồi nợ, duy trì thanh khoản, cắt giảm chi phí hoạt động, kiểm soát doanh số và sẵn sàng cho sự tăng trưởng trở lại khi dịch bệnh được đẩy lùi.
Theo báo cáo của CI Research, 55% đối tượng có xu hướng giảm chi tiêu, tập trung gửi tiết kiệm sau dịch.
Tác động của dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến hoạt động chi tiêu của người dân trong đời sống hàng ngày, thể hiện ở việc tăng chi tiêu sản phẩm tiêu dùng thiết yếu (74%) và các hoạt động cơ bản (56%). Ngược lại, nhu cầu vui chơi giải trí và mua sắm các sản phẩm không thiết yếu khác sẽ giảm mạnh.
Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng cũng có sự dịch chuyển mạnh khi 65% người tiêu dùng lựa chọn kênh mua sắm trực tuyến và 43% đặt hàng qua ứng dụng.
Đón đầu xu hướng dịch chuyển mới này, FE CREDIT có những thay đổi chiến lược khi tập trung phát triển sản phẩm thẻ tín dụng thành động lực tăng trưởng chính trong tương lai.
Trong quý I/2020, chi tiêu qua thẻ tín dụng tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là chi tiêu mua sắm hàng tiêu dùng và giao dịch thương mại điện tử. Với hơn 2,3 triệu thẻ phát hành, thẻ tín dụng đóng góp 11% vào tổng danh mục khoản vay của FE CREDIT.
Tất cả những chiến lược kịp thời này đã cho thấy kết quả khả quan khi tổng giá trị khoản vay trong quý I/2020 của FE CREDIT tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Để đứng vững trước bối cảnh khó khăn chung của toàn thị trường, FE CREDIT không chỉ nhờ vào sự nhanh nhạy và tầm nhìn xa của đội ngũ quản lý chiến lược mà còn bởi sự đầu tư bài bản vào hệ thống quản trị rủi ro từ những ngày đầu.
Trong quý I, Công ty tập trung nguồn lực để đẩy mạnh hiệu quả thu hồi nợ, song song sử dụng các công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro. So với cuối năm 2019, nợ xấu được cải thiện từ 6% còn 4,4%. Chi phí rủi ro duy trì ở mức như quý I/2019.
FE CREDIT đã triển khai các chích sách kiểm soát rủi ro ngay trong thời điểm dịch bệnh bùng phát nhằm giảm thiểu doanh số từ phân khúc khách hàng rủi ro cao và thu hút tập khách hàng chất lượng hơn.
Tất cả những nỗ lực ấy không chỉ được đền đáp qua những con số và kết quả kinh doanh của nửa năm 2020 mà còn tạo đà cho sự hồi phục và duy trì phát triển bền vững của FE CREDIT.