Trên đất liền, hố sâu nhất từng được con người khoan xuống nằm ở bán đảo Kola, Nga. Với độ sâu hơn 12 km, nếu có rơi xuống cái hố này bạn cũng phải mất khoảng 4 phút mới chạm đến đáy. Nhiều người dân sống xung quanh còn cho biết họ có thể nghe những tiếng hét như ở địa ngục từ phía chiếc hố. Ảnh: Bored Therapy.
Sau khi dự án đào hố Kola chính thức dừng lại năm 2005, các dự án khác của Đức, Nhật Bản cũng tạo ra những cái hố sâu không kém ở biển. Ngoài mục đích nghiên cứu, những dự án này cũng phục vụ mục đích khai thác dầu, khoáng sản. Ảnh: Getty.
Những dự án khoan sâu vào lòng đất được bắt đầu từ thập niên 1960. Các nhà khoa học Mỹ đã giới thiệu dự án Mohole, nhằm tìm hiểu các thành phần bên trong lòng đất. Dự án này được đặt theo tên nhà khoa học Andrija Mohorovicic, người tìm ra độ sâu nơi tiếp xúc giữa lớp vỏ và lớp phủ của Trái Đất. Ảnh: Getty.
Giống cuộc chạy đua lên vũ trụ, đây cũng là cuộc đua giữa Mỹ và Liên Xô. Thời điểm đó, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ lớp phủ, vốn chiếm tới 70% thể tích Trái Đất. Ảnh: Getty.
Các mũi khoan của dự án Mohole được thực hiện ở biển, bởi lớp vỏ Trái Đất ở thềm đại dương mỏng hơn so với trên đất liền. Mũi khoan này nằm gần đảo Guadalupe, phía tây của Mexico. Ảnh: Getty.
Con tàu của Mỹ chỉ đào được xuống thềm đại dương khoảng 182 m thì không thể tiếp tục, vì dự án bị Quốc hội Mỹ cắt ngân sách. Họ chỉ mang lên được một chút đất bazan, và dự án tiêu tốn khoảng 40 triệu USD. Ảnh: Getty.
Năm 1970, Liên Xô tham gia cuộc đua này với mũi khoan Kola. Đường kính của Kola rất nhỏ, chỉ hơn 20 cm, nhưng mũi khoan này đạt tới độ sâu hơn 12 km. Ảnh: Getty.
Dự án phải dừng lại vào năm 1992, khi nhiệt độ ở độ sâu 12 km đã đạt khoảng 180 độ. Các nhà khoa học Liên Xô không thể đào sâu hơn vì các mũi khoan không thể chịu được nhiệt độ quá cao. Ảnh: Getty.
Dự án chính thức đóng lại vào năm 2005. Đây vẫn là lỗ sâu nhất do con người tạo ra trên đất liền, nhưng giờ đây phía trên chỉ còn là một cái nắp rỉ sét. Ảnh: Wikimedia.
Năm 1990, các nhà khoa học Đức thực hiện khoan xuống nền đất tại bang Bavaria. Dự án chỉ đào được tới độ sâu 9 km, khi nhiệt độ đã tăng lên đến 265 độ C. Ảnh: Wikimedia.
Năm 2013, nghệ sĩ Hà Lan Lotte Geeveen đã thả một chiếc micro xuống mũi khoan này để ghi lại "âm thanh của Trái Đất". Các nhà khoa học không thể giải thích âm thanh được ghi lại. Nhiều người nói với Geeveen rằng âm thanh này "giống Trái Đất đang thở". Ảnh: Lotte Geeveen.
Năm 2002, Nhật mở dự án nghiên cứu lớp phủ Trái Đất có tên Chikyu trên biển. Khi mới đạt độ sâu hơn 3 km, các nhà khoa học Nhật đã không thể tiếp tục. Mặc dù không đưa ra lý do chính thức, một nhà khoa học làm việc trong dự án này mô tả khoảng thời gian trên tàu "là cơn ác mộng dài 6 tháng". Ảnh: Getty.
Nhiều dự án khai khoáng lớn cũng để lại những hố lớn trên mặt đất. Hố kim cương Kimberley ở Nam Phi có chu vi tới 1,6 km, và diện tích gần 17 ha. Ảnh: Getty.
Mỏ kim cương Mirny ở vùng Siberia, Nga cũng có đường kính tới 1,25 km, và độ sâu hơn 540 m. Đây là cái hố nhân tạo lớn thứ hai trên thế giới. Ảnh: Sergei Karpukhin.
Danh hiệu hố nhân tạo lớn nhất thế giới thuộc về mỏ Chuquicamata ở Chile. Thể tích của hố lên tới hơn 8 tỷ m3. Ảnh: Getty.