Triển lãm đã được tổ chức từ năm 1986 và hiện tại được coi là một trong những chương trình hàng không vũ trụ quốc tế tiêu biểu nhất.
Trong ngày đầu khai mạc (17/11), triển lãm kín lịch các cuộc họp báo của đại gia sản xuất máy bay thế giới, từ Boeing, Airbus đến Lockheed Martin.
Dubai Airshow diễn ra tại Dubai trong vòng 4 ngày. Ảnh: AP.
Màn trình diễn của phi đội biểu diễn của không quân Pháp "Patrouille de France". Ảnh: EPA.
Thái tử của Tiểu vương quốc Abu Dhabi Mohammed Ben Zayed Al Nahyan tại Triển lãm. Ảnh: AFP.
Bất chấp những vụ bê bối an toàn bay, tại Dubai Airshow 2019, Boeing thông báo đã bán được khoảng 60 chiếc 737 Max.
Hãng hàng không Air Astana cho biết đã ký kết đặt mua 30 máy bay phản lực Boeing 737 Max 8 cho công ty con FlyArystan. Một hãng hàng không khác giấu tên đã ký một đơn đặt hàng cho 10 máy bay Boeing 737 Max 7 và 10 máy bay Boeing 737 Max 10.
Ngoài ra, Boeing cũng thông báo đã nhận được đơn đặt hàng thêm 10 máy bay 737 Max 8 từ SunExpress, một hãng hàng không thuộc sở hữu của Lufthansa và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bên cạnh đó thì, hãng Emirates cũng hoàn tất thủ tục mua 30 máy bay Boeing 787-9 với giá khoảng 9 tỷ USD.
Máy bay chở khách Boeing 787. Ảnh: AP.
Màn trình diễn của đội bayThe Blades đến từ Anh. Ảnh: EPA.
Máy bay trực thăng quân sự MH-53E của Mỹ. Ảnh: EPA.
Air Arabia đặt mua 120 chiếc A320, đối thủ của 737 Max.
Airbus cũng đã bán 20 máy bay A321 tầm xa cho General Electric và 10 chiếc cho Flynas, một hãng hàng không giá rẻ có trụ sở tại Ả Rập Xê-út. Bên cạnh đó, EasyJet tuyên bố đã mua thêm 12 máy bay A320neo.
Màn trình diễn của phi đội biểu diễn của không quân Pháp "Patrouille de France". Ảnh: AP/TASS.
Khách tham quan vào ngày khai mạc triển lãm. Ảnh: AP.
Airbus A380 của Hãng hàng không Emirate và đội trình diễn của Không quân UAE Al Fursan. Ảnh: AP.
Máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 của Nga. Ảnh: TASS.
Một khách nữ tham quan tại Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Dubai Airshow 2019. Ảnh: EPA.
Emirates và Air Arabia là hai hãng hàng không chi đậm nhất, chiếm 71% tổng giá trị các hợp đồng. Trong khi Emirates chi khoảng 24,8 tỷ USD thì Air Arabia cũng tiêu tốn khoảng 14 tỷ USD.
Tuy nhiên, tổng doanh số năm nay chưa bằng một nửa con số 113,8 tỷ USD được giao dịch tại Triển lãm năm 2017. Sự sụt giảm này không được coi là bất thường, vì nhiều hãng hàng không đã đặt hàng trong năm 2017 và vẫn đang chờ giao hàng.
Khách tham quan triển lãm và chiếc Kawasaki C-2. Ảnh: AP.
Các máy bay được trưng bày. Ảnh: Reuters.
Salon bên trong trực thăng Mi-38 của Nga. Ảnh: Sputnik.
Máy bay vận tải quân sự hai động cơ của Nhật Bản Kawasaki C-2. Ảnh: AP