Ảnh Shutterstock.

Ảnh Shutterstock.

Nhiều doanh nghiệp hé lộ lợi nhuận quý III tích cực

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong môi trường kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro, thách thức, không ít doanh nghiệp đã có những cách làm mới, giải pháp mới và dự báo cho kết quả kinh doanh quý III cũng như cả năm khá tích cực.

Lợi nhuận 9 tháng ước đạt 540 tỷ đồng

Ông Lê Thế Sơn,Giám đốc Tài chính,Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC).

Ông Lê Thế Sơn,Giám đốc Tài chính,Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC).

Nửa đầu năm nay, PPC ghi nhận doanh thu 4.499,7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 482 tỷ đồng, lần lượt tăng 13,9% và giảm 28% so với cùng kỳ 2019.

Tính đến hết 8 tháng đầu năm 2020, Công ty đạt lợi nhuận trước thuế hơn 520 tỷ đồng, ước tính 9 tháng đạt 540 tỷ đồng.

Lợi nhuận quý III/2020 thấp hơn so với bình quân 2 quý đầu năm do đây là thời điểm Công ty thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy.

Hiện tại, PPC đã ký kết hợp đồng điện dây chuyền 1 giai đoạn 2020 - 2023 nên kỳ vọng sản lượng điện sẽ bắt đầu tăng từ quý IV/2020. Hợp đồng mua bán than dài hạn đã ký, đảm bảo cung cấp đủ sản xuất điện.

Việc nắm giữ 25,97% cổ phần tại CTCP Nhiệt điện Hải Phòng và 16,35% cổ phần tại CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh sẽ giúp Công ty ghi nhận tăng doanh thu tài chính ở thời điểm cuối năm, khi Công ty nhận được cổ tức từ các doanh nghiệp này.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án

Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 (PCC1).
Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 (PCC1).

Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, lợi nhuận của PCC1 trong nửa đầu năm suy giảm nhẹ so với cùng kỳ, với 217 tỷ đồng lãi sau thuế.

Tuy vậy, trong 2 quý cuối năm, triển vọng kinh doanh của Công ty có thể cải thiện tích cực nhờ dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Xét về triển vọng trung hạn, đầu tư điện gió và điện mặt trời tiếp tục có nhiều thuận lợi nhờ các chính sách mới hấp dẫn. Ngoài ra, thu hút đầu tư FDI dự báo sẽ tiếp tục tăng với xu hướng chuyển dịch đầu tư và Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

Đặc biệt, việc Chính phủ thúc đẩy gói giải ngân vốn đầu tư công 700.000 tỷ đồng để kích thích tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại cơ hội phục hồi cho các lĩnh vực kinh doanh và đầu tư cốt lõi của PCC1.

Công ty sẽ tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án điện gió, với tổng công suất 400 MW, dự kiến khởi công và đầu tư từ năm 2022. Trong lĩnh vực bất động sản, Công ty đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án PCC1 Vĩnh Hưng, PCC1 Thăng Long, lần lượt dự kiến hoàn thành vào quý IV/2021 và năm 2022, đồng thời chuẩn bị nguồn lực đầu tư các dự án bất động sản đã được Đại hội đồng cổ đông năm 2020 phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng vốn 1.000 - 2.500 tỷ đồng, dự kiến khởi công và đầu tư từ năm 2021.

Đã hoàn thành bàn giao trên 65% sản phẩm dự án Hoàng Huy Mall

Ông Nguyễn Huy Dương, Giám đốc Tài chính, Công ty cổ phần Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy (TCH).
Ông Nguyễn Huy Dương, Giám đốc Tài chính, Công ty cổ phần Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy (TCH).

Bên cạnh mảng kinh doanh xe đầu kéo Navistar vẫn đang duy trì nhịp độ bán hàng tốt, việc bàn giao nhà cho khách hàng ở các dự án của TCH đang đúng tiến độ.

Hiện nay, TCH tiếp tục bán và bàn giao nốt một số căn liền kề, biệt thự tại dự án Hoàng Huy Riverside (Hải Phòng) đồng thời bàn giao các căn hộ hoàn thiện tại dự án Gold Tower (275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).

Nổi bật nhất hiện nay là dự án Hoang Huy Mall tại Cầu Rào 2, tuy được khởi công từ tháng 8/2019 nhưng chỉ trong vòng hơn 1 năm đã hoàn tất thi công, xây dựng và tới hết tháng 8 đã bàn giao trên 65% số lượng căn liền kề tới tay khách hàng.

Dự án có quy mô 206 căn shophouse, liền kề trên diện tích 30.062 m2, tổng đầu tư khoảng 600 tỷ đồng. Với việc bàn giao tới 65% sản phẩm dự án thì Hoang Huy Mall chắc chắn có tên trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận quý III của TCH.

Hết quý III, hoàn thành hơn 80% kế hoạch năm

Ông Phạm Việt Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam (PVT).
Ông Phạm Việt Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam (PVT).

Dịch bệnh Covid-19 đã tác động lên mọi mặt của nền kinh tế cũng như các ngành nghề kinh doanh. Đối với PVT, Công ty cũng ít nhiều chịu tác động từ dịch bệnh cũng như diễn biến giá dầu thế giới, song mức độ ảnh hưởng không quá lớn.

9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVT ước đạt 500 tỷ đồng, tương đương hoàn thành hơn 80% kế hoạch cả năm.

Với diễn biến hiện tại, PVT dự kiến giữa quý IV/2020 sẽ về đích kế hoạch lợi nhuận năm.

Giai đoạn đầu năm, khi giá dầu thô đang ở mức thấp, nhà đầu tư tranh thủ tích trữ dầu giá thấp khiến nhu cầu thuê tàu chở dầu thô làm kho chứa và vận tải tăng mạnh.

Tuy nhiên, xu hướng này bắt đầu giảm từ đầu tháng 5, khi giá dầu đang trên đà tăng trở lại, dẫn đến giá cước thuê tàu định hạn đột ngột giảm về mức đầu năm 2020, thậm chí xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.

Việc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thực hiện bảo dưỡng trong hơn 50 ngày kể từ cuối tháng 8 ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động vận tải trong giai đoạn này, nhưng dự kiến bước sang quý IV/2020, hoạt động chuyên chở dầu sẽ sôi động do các nhà máy đi vào hoạt động bình thường trở lại.

Nhận mọi đơn hàng có thể may được

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10.
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10.

Nửa đầu năm 2020 là thời gian vô cùng khó khăn, tác động mạnh đến kết quả sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty May 10.

Nhìn chung, doanh thu các mặt hàng may mặc truyền thống chỉ đạt khoảng 70% so với cùng kỳ; sản lượng giảm khoảng 27%.

Tuy nhiên, nhờ kịp thời chuyển đổi sản xuất khẩu trang, bộ đồ phòng dịch trong 6 tháng đầu năm, May 10 vẫn đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, duy trì doanh thu, lợi nhuận.

Dự báo những tháng cuối năm 2020, doanh nghiệp dệt may sẽ ở trong tình cảnh hết sức khó khăn, khi việc sản xuất khẩu trang và bộ đồ bảo hộ y tế đã trở nên bão hòa, nhu cầu thị trường giảm và đơn hàng may mặc truyền thống chưa thực sự phục hồi.

Tính đến tháng 8, May 10 vẫn chưa có đơn hàng cho 3 tháng cuối năm, trong khi thông thường, đến thời điểm này, chúng tôi đã nhận đủ đơn hàng đến hết năm.

Thiếu đơn hàng gây sức ép ngày càng lớn tới dòng tiền của doanh nghiệp, chưa kể nút thắt ở nhiều công đoạn như xuất khẩu không được thanh toán ngay, thậm chí là có đơn hàng sản xuất xong nhưng không xuất khẩu được.

Để vượt qua khó khăn, doanh nghiệp chấp nhận mọi đơn hàng có thể may được, tăng cường làm các sản phẩm các đơn vị khác không làm được, đáp ứng các điều kiện về giao hàng, chất lượng sản phẩm, số lượng nhỏ...

Kết quả kinh doanh 8 tháng tăng trưởng tích cực

Ông Nguyễn Quang Huy, Quyền Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ)

Nửa đầu năm nay, Công ty đạt hơn 43,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt trên 773,5 triệu đồng.

Lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đột biến, khi đạt 262,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước đạt 78,8 tỷ đồng.

Doanh thu bán hàng tăng chủ yếu nhờ cách bán các sản phẩm bất động sản của IDJ ở nhiều dự án như Apec Mandala Wyndham Mũi Né, Apec Diamond Park Lạng Sơn, Apec Mandala Wyndham Hải Dương… có giá cạnh tranh so với các dự án có tính chất và quy mô tương tự.

Điều này giúp hiệu quả kinh doanh của Công ty đến hết tháng 8/2020 tiếp tục có sự tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước.

Để bán được hàng tốt, cách làm của IDJ là chấp nhận giảm lợi nhuận để giảm giá bán, chứ không có gì bất thường.

Thêm vào đó, tiến độ bán hàng nhanh giúp Công ty quay vòng vốn cho đẩy nhanh hoàn thiện các dự án, từ đó giảm áp lực cũng như chi phí vay vốn, cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Với tiến độ hoàn thiện và bán hàng ở nhiều dự án bất động sản như hiện tại, nếu không có yếu tố bất lợi lớn xuất hiện thì dự kiến hết quý III/2020, IDJ cơ bản đạt kế hoạch 73,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế như Đại hội đồng cổ đông đặt ra cho năm nay.

Tin bài liên quan