Nhận nhiều tín hiệu xấu, giới đầu tư hoang mang

Nhận nhiều tín hiệu xấu, giới đầu tư hoang mang

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Phố Wall diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (13/4).

Đầu ngày thứ Ba, Bộ Lao động Mỹ công bố báo có cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 3 tăng mạnh nhất trong 8 năm rưỡi. Cụ thể, CPI của nền kinh tế lớn nhất thế giới tháng 3 tăng 0,6% so với tháng liền trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát đưa ra dự báo CPI tháng 3 tăng 0,5% so với tháng 2 và so với năm ngoái là 2,5%.

CPI cốt lõi, không bao gồm biến động giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,3% trong tháng và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm thứ Ba bất ngờ đưa ra khuyến nghị tạm ngưng sử dụng vắc-xin Covid-19 của Johnson & Johnson sau một số báo cáo về các trường hợp đông máu sau khi tiêm vắc-xin này.

Các quan chức FDA kêu gọi tạm ngừng tiêm chủng vắc-xin của Johnson & Johnson trong "một vài ngày" sau khi đã có hơn 6,8 triệu liều được sử dụng tại Mỹ.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Jeff Zients, điều phối viên của Nhà Trắng về Covid-19 tuyên bố, thông báo của FDA về vắc-xin Johnson & Johnson sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể tới chiến dịch tiêm chủng toàn quốc.

Bất chấp trấn an từ Nhà Trắng, các cổ phiếu phụ thuộc vào quá trình tiêm chủng và mở cửa kinh tế đều đi xuống trong phiên 13/4. Thay vào đó, các tên tuổi công nghệ tăng mạnh trong phiên với Apple, Microsoft và Amazon.com đồng loạt leo dốc. Bộ ba này đã tăng từ 0,6% đến 2,4%.

Mặt khác, chỉ số biến động VIX (CBOE), đo lượng trạng thái biến động động của thị trường, chạm mức 16,65, mức thấp nhất trong 14 tháng.

Mùa báo cáo kết quả kinh quanh quý đầu tiên sẽ bắt đầu một cách nghiêm túc vào thứ Tư, với báo cáo của Goldman Sachs, JPMorgan và Wells Fargo.

Kết thúc phiên 13/4, chỉ số Dow Jones giảm 68,13 điểm (-0,20%), xuống 33.677,27 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,6 điểm (+0,33%), lên 4.141,59 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 146,10 điểm (+1,05%), lên 13.996,10 điểm.

Chứng khoán châu Âu đi ngang trong phiên ngày thứ Ba bởi dữ liệu lạm phát của Mỹ cho thấy lập trường chính sách thích ứng của Cục Dự trữ Liên bang sẽ vẫn được giữ nguyên.

Bên cạnh đó, thịt trường còn nhận được động lực từ dữ liệu cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh trong tháng 3, lên mức cao nhất trong 4 năm.

Kết thúc phiên 13/4, chỉ số FTSE 100 tăng 1,37 điểm (+0,020%), lên 6.890,49 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 19,36 điểm (+0,13%), lên 15.234,36 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 22,42 điểm (+0,36%), lên 6.184,10 điểm.

Tại châu Á, Chứng khoán Nhật Bản hồi phục, dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu của các công ty sản phẩm thủy tinh và các nhà điều hành chuỗi cửa hàng bách hóa.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, kéo dài mức thua lỗ sang phiên thứ ba do sự yếu kém của nhóm cổ phiếu tài chính và tiêu dùng.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ trong một phiên giao dịch khá yên tĩnh, khi các công ty tài chính phục hồi sau hai ngày chìm trong sắc đỏ.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong gần ba tháng, được thúc đẩy bởi các công ty công nghệ lớn và dòng tiền ròng mua từ nhà đầu tư nước ngoài.

Kết thúc phiên 13/4, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 212,88 điểm (+0,72%), lên 29.751,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 16,48 điểm (-0,48%), xuống 3.396,47 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 43,97 điểm (+0,15%), lên 28.497,25 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 33,49 điểm (+1,07%), lên 3.169,08 điểm.

Giá vàng quay đầu bật tăng khi báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng tăng, dấy lên lo ngại lạm phát tại Mỹ sẽ gia tăng. Theo đó, đồng USD giảm giá mạnh trong phiên, tạo động lực cho giá vàng leo dốc.

Kết thúc phiên 13/4, giá vàng giao ngay tăng 13,10 USD (+0,76%), lên 1.745,80 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 14,90 USD (+0,86%), lên 1.747,60 USD/ounce.

Giá dầu tiếp tục tăng hôm thứ Ba nhóm dữ liệu nhập khẩu mạnh mẽ của Trung Quốc, nhưng đà tăng bị giới hạn bởi những lo ngại trước sự cố từ vắc-xin của Johnson & Johnson.

Kết thúc phiên 13/4, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI tăng 0,48 USD (+0,8%), lên 50,18 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 0,39 USD (+0,6%), lên 63,67 USD/thùng.

Tin bài liên quan