Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

(ĐTCK) VN-Index đã có mức cao mới tại 1.211,34 điểm vào phiên 10/4 trước khi đảo chiều mạnh sau đó. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 42,82 điểm (-3,6%) xuống 1.157,14 điểm; HNX-Index giảm 4,68 điểm (-3,4%) xuống 133,34 điểm. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.

* Phiên giao dịch đầu tuần 9/4, trong phiên sáng, VN-Index tăng tốt nhờ nhóm bất động sản, với sự dẫn dắt của cặp đôi VIC và VRE khởi sắc. Sau đó, chỉ số chịu rung lắc khá mạnh và giằng co quanh tham chiếu khi áp lực chốt lời diễn ra.

Nửa cuối phiên, dòng tiền bất ngờ chảy mạnh trở lại nhóm ngân hàng, kéo nhiều mã đảo chiều tăng giá tốt …, cùng sự vững chắc của VIC và VRE giúp VN-Index vẫn có được sắc xanh khi chốt phiên.

Trong phiên chiều, lực cầu tốt được duy trì ở nhóm ngân hàng giúp VN-Index nới rộng đà tăng và liên tiếp phá mức đỉnh trong ngày. Tưởng chừng VN-Index sẽ có phiên tăng ấn tượng đầu tuần mới để bứt

Trong đợt ATC, áp lực bán diễn ra mạnh tại một số mã lớn như NVL, ROS, cùng với VNM, SAB đảo chiều giảm trở lại …, khiến VN-Index bị đẩy lùi, nhưng vẫn đóng cửa trên 1.200 điểm và thiết lập mức đỉnh đóng cửa lịch sử mới.

Đóng cửa, VN-Index tăng 4,37 điểm (+0,36%), lên 1.204,33 điểm với 130 mã tăng và 167 mã giảm. HNX-Index giảm 0,23 điểm (-0,17%), xuống 137,79 điểm; UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,31%), xuống 60,45 điểm.

Về phần các Dự, đa số các công ty chứng khoán đã nhận xét đúng khi cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục tiến lên, nhưng cụ thể hơn BVSC vẫn nhận định sẽ kèm theo sự phân hóa; cùng với đó là ưu tiên tập trung nhóm ngân hàng, chứng khoán, bất động sản như nhận định của FPTS và PHS.

Nhưng nếu chịu rủi ro cao, có thể giao dịch VIC, MSN, BVH, VJC, GAS, PLX; (ii) Ngân hàng – VCB, CTG, ACB ,VPB như nhận định của KBSV.

* Sang phiên 10/4: Trong phiên sáng, thị trường khá tích cực dưới sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng, sắc xanh được duy trì trong phần lớn thời gian. Tuy nhiên, về cuối phiên, áp lực bán bất ngờ tăng mạnh, kéo VN-Index rơi thẳng qua tham chiếu.

Ngay khi bước vào phiên chiều, áp lực bán mạnh một lần nữa xuất hiện, đẩy VN-Index về vùng 1.190 điểm.

Đã có những nỗ lực để nâng đỡ chỉ số, song đó vẫn là chưa đủ trước áp lực bán mạnh và dứt khoát trong phiên. Điểm tích cực là sau mỗi nhịp giảm mạnh, lực cầu đỡ giá hoạt động mạnh mẽ để VN-Index không giảm sâu. Nhờ đó mà thanh khoản thị trường gia tăng.

Đóng cửa, VN-Index giảm 6,21 điểm (-0,52%), xuống 1.198,12 điểm; HNX-Index giảm 1,1 điểm (-0,8%), xuống 136,68 điểm;  UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (-0,05%),về 60,42 điểm.

Về phần các Dự, với quan điểm cho rằng chỉ số đang khá tích cực, hầu hết các công ty chứng khoán cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục tăng và có thể đầu tư ngắn hạn (BSC); hoặc cân nhắc VNM, SAB, DIG, VSC… cũng ghi nhận tín hiệu về khả năng tạo đáy ngắn hạn (FPTS); SHS thì duy trì quan điểm VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm để thiết lập các mức điểm cao hơn.

Bảo về quan điểm, BVSC vẫn cho rằng dòng tiền dự kiến sẽ tiếp tục phân hóa và tập trung ở nhóm cổ phiếu có thông tin tích cực từ báo cáo kết quả kinh doanh quý I và mùa Đại hội cổ đông.

Trong khi đó, KBSV vẫn đề xuất nhà đầu tư đứng ngoài thị trường hoặc chịu rủi ro cao có thể giao dịch nhóm Bigcap VIC, MSN, BVH, VJC, GAS ,PLX; VCB, CTG, ACB, VPB.

Bước sang phiên 11/4: Trong phiên sáng, sau khi có sắc xanh nhạt trong nửa đầu phiên, VN-Index đã đảo chiều đi xuống do áp lực chốt lời diễn ra mạnh ở nhóm ngân hàng, sau đó lan dần sang nhóm như bất động sản, chứng khoán.

Sang phiên chiều, áp lực bán diễn ra mạnh, đẩy VN-Index lùi xuống 1.180 điểm.

Tại mốc hỗ trợ này, lực cầu bắt đáy diễn ra ở một số mã lớn giúp VN-Index bật trở lại, nhưng rất nhanh chóng, lực cung lại ồ ạt được tung ra, khiến VN-Index bị đẩy giảm thẳng đứng xuống mức thấp nhất ngày khi đóng cửa.

Điểm số rơi mạnh và giá trị giao dịch ở mức cao trong 2 phiên vừa qua là tín hiệu xấu, chứng tỏ lượng bán ra áp đảo. Dự báo, nếu không đảo chiều thì lượng magin giải chấp sẽ tăng lên trong các phiên tới.

Đóng cửa, VN-Index giảm 31,01 điểm (-2,59%), xuống 1.167,11 điểm;  HNX-Index giảm 2,83 điểm (-2,07%), xuống 133,86 điểm;  UPCoM-Index giảm 0,56 điểm (-0,93%), xuống 59,86 điểm.

Về phần các Dự, sau phiên giảm điểm đột ngột trước đó mặc dù các tín hiệu kỹ thuật vẫn tích cực, thì các công ty chứng khoán đã trở nên thận trọng hơn trong phiên 11/4 này, bất chấp việc không thể dự đoán VN-Index sẽ mất tới hơn 31 điểm.

Theo đó, BSC khuyến nghị nhà đầu tư nên Thận trọng việc giải ngân mới, hạ tỷ lệ margin an toàn; PHS cho rằng chỉ số có thể chịu áp lực điều chỉnh trong một vài phiên tới, tuy vậy đây không phải là tín hiệu quá xấu; trong khi đó FPTS lại cho rằng kịch bản VN-Index đang thực hiện “pullback” nhằm củng cố ngưỡng hỗ trợ và sẽ sớm tiếp diễn chiều giá lên; SHS chỉ nêu quan điểm giằng co quanh 1.200 điểm. Cùng với đó hầu hến nhận định áp lực bán sẽ gia tăng, và điều đó đã xảy ra thật sự.

* Bước sang phiên 12/4: Trong phiên sáng, dư âm từ phiên bán tháo trước đó khiến VN-Index tiếp tục giảm mạnh, rơi thẳng về mốc 1.150 điểm. Sau đó, với sự trở lại của một số mã lớn, nhất là VIC và VRE, giúp VN-Index hãm đà rơi.

Trong phiên chiều, sau khi giằng co quanh tham chiếu trong nửa đầu phiên, VN-Index đã bất ngờ lấy lại đà tăng và đóng cửa ở mức cao nhất ngày. Tuy nhiên, do sức cầu cũng hạn chế nên thanh khoản sụt giảm mạnh.

Việc thị trường đảo chiều tăng trở lại với khối lượng giao dịch giảm mạnh lại là tín hiệu xấu về mặt kỹ thuật.

Diễn biến thị trường phiên hôm nay cho thấy, thị trường đang ở phiên thăm dò và chỉ cần một số lượng bán lớn là lượng cung sẽ tăng mạnh, ép chỉ số giảm sâu ở các phiên sau.

Đóng cửa, VN-Index tăng 5,91 điểm (+0,51%) lên 1.173,02 điểm; HNX-Index tăng 1,89 điểm (+1,41%) lên 135,63 điểm; UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,31%) về 59,67 điểm.

Về phần các Dự, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư nên cẩn trọng do sự phân hóa dòng tiền và rung lắc sẽ mạnh hơn (BSC), nhưng cũng nêu quan điểm đây là cơ hội tìm ra những mã để mở vị thế sau đợt điều chỉnh kết thúc.

FPTS thận trọng hơn khi khuyến nghị Tạm dừng các hành động giao dịch liên tục.

Xét riêng về nhận định điểm số, PHS tỏ ra khá chính xác khi cho rằng chỉ số có thể tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch tới.

Tương tự là SHS, khi nhận định VN-Index có thể là tiếp tục điều chỉnh vào đầu phiên sáng sau đó sẽ phục hồi trở lại để cố gắng lấy lại ngưỡng 1.175 điểm.

* Sang phiên cuối tuần 14/3: Trong phiên hôm qua, VN-Index hồi phục trở lại, nhưng thanh khoản sụt giảm mạnh và đây là tín hiệu xấu về kỹ thuật.

Diễn biến này cho thấy, thị trường đang trong giai đoạn thăm dò và chỉ cần một lượng cung đủ lớn có thể ép chỉ số quay đầu và điều này đã xảy ra trong phiên hôm nay.

Trong phiên sáng nay, các chỉ số mở cửa trong sắc xanh nhờ lực cung tiết giảm, nhưng đà tăng hãm dần sau đó và trong những phút cuối phiên, khi lực bán không quá lơn tung vào, VN-Index đã mất tới gần 9 điểm, xuống dưới 1.167 điểm.

Bước vào phiên chiều, lượng cung g tiếp tục ép các chỉ đi xuống, trong đó VN-Index có lúc rơi xuống dưới ngưỡng 1.155 điểm.

Điểm đáng chú ý là lực cầu bắt đáy dường như không xuất hiện, khiến thị trường giảm sâu, trong khi thanh khoản cũng sụt giảm đáng kể.

Về phần các Dự, BVSC cho rằng VN-Index sẽ phục hồi kèm diễn biến phân hóa, tuy nhiên thực tế VN-Index lại mất điểm khá sâu.

Với quan điểm thận trong, BSC và FPTS khuyến nghị nhà đầu tư Cân đối tỷ trọng margin (BSC tạm dừng việc mở các vị thế mua mới (FPTS).

PHS cũng chính xác khi nghi ngờ phiên 12/4 là một phiên bull trap.
trong khi đó, SHS đã nhận định sai khi cho rằng trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index có thể có thêm một phiên hồi phục nữa.

Tin bài liên quan